Dự báo đến giữa tháng 3/2023 sẽ là cao điểm phát sinh các sâu bệnh hại cây quế như bệnh khô đầu lá, phấn trắng, sâu đo, bọ trĩ, bọ cánh cứng…

Hiện nay, toàn tỉnh Lào cai có trên 53.300 ha quế thuần loài, tập trung tại các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc hà. Trồng quế mang lại giá trị kinh tế cao nên diện tích ngày càng được mở rộng. Thời gian gần dây, một số đối tương sâu bệnh bắt đầu phát sinh gây hại mạnh, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây quế.

Theo UBND huyện Bảo Thắng, hiện nay xuất hiện hiẹn tượng cây quế bị khô mép lá và giữ lá (vết bệnh mới phát sinh có vệt xanhnhatj dọc theo gân lá, sau đó cháy khô giưa lá) gây hại trên diện rộng ở các xã Phú Nhuận, Sơn Hà, Xuân Giao, Tằng Lỏong, huyện Bảo Thắng. Cơ quan chuyên môn của sở NN-PTNT Lào Cai đã kiểm tra, lấy mẫu phân tích bệnh phẩm để xác định nguyên nhân nấm gây bệnh.

Hiện tượng cây quế bị khô mép lá và giữ lá (vết bệnh mới phát sinh có vệt xanh nhạt dọc theo gân lá, sau đó cháy khô giữa lá) gây hại trên diện rộng ở các xã Phú Nhuận, Sơn Hà, Xuân Giao, Tằng Lỏong (huyện Bảo Thắng, Lào Cai). Ảnh: Lưu Hoà

Hiện tượng cây quế bị khô mép lá và giữ lá (vết bệnh mới phát sinh có vệt xanh nhạt dọc theo gân lá, sau đó cháy khô giữa lá) gây hại trên diện rộng ở các xã Phú Nhuận, Sơn Hà, Xuân Giao, Tằng Lỏong (huyện Bảo Thắng, Lào Cai). Ảnh: Lưu Hoà

Đồng thời, đề nghị các địa phương chỉ đạo các chủ rừng vệ sinh, thu don cành lá bị bệnh đưa ra khỏi vườn quế đem đi tiêu huỷ, hạn chê lây lan.

Ngoài ra, bệnh phấn trắng xuất hiện và gây hại trên cây quế rải rác tại một số xã của huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn… Dự báo cuối tháng 2 đến giữa tháng 3/2023 sẽ là cao điểm của sâu bệnh hại phát sinh gây hại trên cây quế như bệnh khô đầu lá, bệnh phấn trắng, sâu đo, bọ trĩ, bọ cánh cứng…

Để chủ động phòng trừ và hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh hại gây ra trên cây quế, Sở NN-PTNT tỉnh Lào cai vừa có văn bản khẩn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp UBND các xã, phường, thị trấn khẩn trương kiểm tra các rừng quế, khoanh vùng các diện tích quế bị sâu, bệnh gây hại và hướng dẫn chủ rừng áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại hiệu quả. Thống kê và báo cáo tình hình sâu bệnh hại quế về Sở NN-PTNT để kịp thời có biện pháp chỉ đạo phòng trừ hiệu quả.

Hiện tượng cây quế bị khô mép lá và giữa lá. Ảnh: Lưu Hoà.

Hiện tượng cây quế bị khô mép lá và giữa lá. Ảnh: Lưu Hoà.

Chỉ đạo UBND các xã, khuyến nông viên cơ sở tăng cường thông tin, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn chủ rừng phát hiện và chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp sâu bệnh, bệnh hại quế (ưu tiên sử dụng các biện pháp canh tác, thủ công và các loại thuốc sinh học) như sau:

-Biện pháp canh tác: Trồng đúng mật độ, không trồng quá dày, tỉa thưa hợp lý đảm bảo mật độ phù hợp cho rừng quế, dơn thực bì, bón phân cân đối tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

Đối với diện tích cây đã trồng lâu năm đến tuổi khai thác, có thể thu hoạch thì tiến hành thu hoạch để vệ sinh thực bì và trồng mới thay thế, nên trồng rừng quế xen với cây lâm nghiệp khác loài theo các băng nhằm hạn chế sâu bệnh phát sinh, lây lan gây hại trên diện rộng.

-Biện pháp thủ công: Xới xung quanh gốc để diệt nhộng, ấu trừng trong đất, dùng bẫy bắt diệt sâu non khi sâu mới nở còn co cụm ở một chỗ trên lá cây hoặc bắt con trưởng thành bọ cánh cứng khi chúng giả chết trên đất (đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao, an toàn, song cần tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng, phát động toàn dân áp dụng thì mới đem lại hiệu quả cao).

Có thể dùng bẫy đèn bẫy con trưởng thành bằngcasch thắp đèn sáng từ 19-22 giờ đêm ở những khu vực có sâu đo gây hại, con trưởng thành (ngài) sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem tiêu diệt.

Quế là cây trồng rất quan trọng của người dân vùng Lào Cai, vì vậy việc phòng trừ sâu bệnh hại hết sức quan trọng. Ảnh: Lưu Hoà.

Quế là cây trồng rất quan trọng của người dân vùng Lào Cai, vì vậy việc phòng trừ sâu bệnh hại hết sức quan trọng. Ảnh: Lưu Hoà.

-Biện pháp sinh học: Sử dụng các sản phẩm sinh học như Bacillus thuringiensis, Beauveria bassiana, Metarhium anisopliae có nguồn gốc từ nấm hoặc vi khuẩn phù hợp để phòng trừ, vừa có tác dụng diệt sâu, vừa tồn lưu lâu dài trong rừng, vừa bảo vệ thiên địch ký sinh, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.

-Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ nên sử dụng khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại cao. Có thể sử dụng một số loại thuốc như:

+Đối với bệnh phấn trắng: Bacillus amyloliquefaciens (Bacillus subtilis) QST (Serenade SC): Ketomium 1.5x10^6 CFU/g bột; Daconil 500EC; Dipcy 750WP…

+Đối với bệnh khô đầu lá: B Cure 1.75WP; Curenox oc 85WP, BM Bordeaux M 25WP, Ridomil Gold 68WG, Anvil 5SC…

+Đối với bọ cánh cứng: Vinatox 1.9EC, 5SG; Ometar 1.2 x 10^9 bào tử/g; Dibamec 5 WG, Limater 7.5 EC…

+Đối với sâu đo: Vimatox 5SG, Dylan 5WG, Kuraba WP, 3.6EC; Tasieu 1.9EC, 5WG…

+ Đối với bọ trĩ: Shertin 5.0EC; Silsau 6.5EC, 10WP; Vibamec 5.55EC; Vetsemex 40EC, 135WG.

Lưu ý:

Đối với các vùng sản xuất quế hữu cơ: Chỉ sử dụng các biện pháp canh tác, thủ công và biện pháp sinh học. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hoá học, chỉ được sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học và thảo mộc cho phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Cần thiết kế và bố trí vùng đệm để cách ly với các vùng sản xuất đại trà theo đúng khoảng cách quy định.

-Đối với các diện tích sản xuất quế không đăng ký chứng nhận hữu cơ. Ưu tiên sử dụng các biện pháp canh tác, thủ công và thuốc sinh học. Khi phun thuốc cần chú ý cắm cảnh báo khu vực mới phun thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho người, động vật và cần đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc theo quy đinh. Thời gian cách ly tuỳ từng loại thuốc, ít nhất là 15 ngày sau khi phun mới được khai thác, thu hái cành, lá.

Theo Lưu Hoà- Báo Nông nghiệp Việt Nam

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo