I. Các bệnh hại phổ biến trên cây nho

1. Bệnh sương mai trên cây nho.

Trên lá xuất hiện những đốm dầu hình tròn hơi vàng, mặt dưới có lớp đốm phấn trắng. Theo thời gian, các đốm trắng chuyển dần sang màu nâu và rụng dần. Cụm hoa cũng rất dễ bị nhiễm bệnh, khi bị nhiễm trùng nặng, chúng có thể chuyển sang màu vàng, nâu sau đó bị khô hoàn toàn. 

Loại nấm gây bệnh là Plasmopara viticola, mùa xuấn là thời điểm gây hại nặng của bệnh. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm kéo dài. Những khu vực thoát nước kém, trũng, nhiều tầng lá cũng có xu hướng phán tán bệnh mạnh. Các mô nho non có xu hướng dễ nhiễm bệnh sương mai hơn mô già. 

Bệnh sương mai trên cây nho

Bệnh sương mai trên cây nho

2. Bệnh phấn trắng trên cây nho

Các triệu chứng phát triển như một lớp phấn trắng trên bề mặt lá và quả. Vết bện thường thấy ở mặt dưới của lá, khi bệnh trở nặng có thể xuất hiện ở cả mặt trên. Lá bị nhiễm nặng có thể trở nên giòn và rụng. Quả bị nhiễm bệnh có mùi mốc hoặc bị mốc toàn bề mặt.. Bắt đầu sớm nhất là vào cuối tháng 7. Chồi, hoa và quả mọng cũng bị ảnh hưởng bởi phấn trắng.

Phấn trắng gây ra bởi nấm E.necator thích hợp với độ ẩm cao.

Bệnh phấn trắng trên cây nho

Bệnh phấn trắng trên cây nho

3. Bệnh thán thư trên nho

Nấm bệnh gây ra các đốm tròn nhỏ hình tròn đồng tâm, khi lá già sẽ để lại các lỗ nhỏ như lỗ đạn. Khi nhiễm nặng, lá có thể co lại và rụng. Quả dễ bị khôi và rụng sớm. Nấm gây bệnh là Elsinoe ampelina, được phân tán bởi mưa, lá và thân bị nhiễm ẩm càng lâu, bệnh phát triển càng nặng.

Nhiệt độ tối ưu cho bệnh phát triển là từ 20-26 độ. Đặc biệt từ giai đoạn 1 lá xoè đến giai đoạn 4-6 lá bung và xuất hiện chùm hoa là thấy rõ nhất. Theo dõi kỹ bệnh cho đến khi thu hoạch, đặc biệt là sau mưa và bão, khi dây leo bị ướt lâu hơn 12 giờ. 

Bệnh thán thư trên cây nho

Bệnh thán thư trên cây nho

4. Bệnh đốm xám (chấm xám) trên cây nho 

Nấm Botrytis cinerea được tìm thấy trong hầu hết các loại cây ăn quả, kể cả cây nho. Các triệu chứng rõ ràng nhất là trên quả nhưng lá và các chùm hoa cũng có dấu hiệu sớm của bệnh. Quả bị nhiễm bệnh được bao phủ bởi một chất giống như nỉ màu xám bao gồm các bào tử của nấm. Quả nhiễm bệnh trở nên nhạy cảm với các điều kiện xung quanh và hàm lượng đường cũng tăng lên. 

Nấm gây bệnh trên quả không để lại triệu chứng gì cho đến khi quả chín. Mùa ấm và ẩm ướt với nhiệt độ tối ưu là 15-25 độ và nếu có sâu bướm đục quả thì khả năng bị nhiễm bệnh sẽ cao hơn, dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng. 

Bệnh mốc xám trên cây nho

Bệnh mốc xám trên cây nho

5. Bệnh gỉ sắt trên cây nho 

Nấm gây bệnh là Kuehneola vitis chủ yếu gây hại trên lá bánh tẻ và lá già, chính vì vậy mà thường thấy nấm xuất hiên vào cuối vụ. Trong các tháng mưa nhiều (tháng 9-11) nấm có thể làm tàn lụi cả giàn lá trước khi cắt cánh, dẫn tới diện tích quang hợp giảm và ảnh hưởng tới năng suất. 

Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các vết rỉ sắt khắp bề mặt lá. 

 

Bệnh rỉ sắt trên cây nho

Bệnh rỉ sắt trên cây nho

6. Bệnh nấm cuống trên cây nho 

Biểu hiện bệnh dễ dàng nhận thấy là phần cuống của chúng có xuất hiện những đốm màu nâu hoặc đen. Bệnh khiến cho chùm nho giảm năng suất và hình thức, dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế. 

Bệnh do nấm Diplodia và một số nấm khác gây ra mà triệu chứng của chúng tương tự nhau. Bệnh gây hại nặng vào tháng mưa nhiều và những tháng mùa khô trong điều kiện có sương nhiều 

Bệnh nấm cuống trên cây nho

Bệnh nấm cuống trên cây nho

II. Phương pháp phòng trừ bệnh trên cây nho 

Hầu hết các bệnh trên cây nho đều do các loại nấm ưa ẩm gây ra nên ngoài việc bảo đảm vườn tược khô ráo, hệ thống thoát nước tốt và tỉa cành thường xuyên, tránh để các tầng lá rậm rạp thì eminhatban.com khuyên bà con nên sử dụng các biện pháp sinh học để phòng bệnh ngay từ giai đoạn cây con. 

Phun phòng các bệnh trên bằng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây ăn quả. Chế phẩm sinh học chứa các loại vi khuẩn có lợi tấn công vào các nấm bệnh, khiến cho chúng không có cơ hội phát tán và lây lan rộng rãi hay biểu hiện được thành bệnh. Kết hợp phun lá, sử dụng chế phẩm sinh học đổ gốc EMINA trong giai đoạn làm đất và định kỳ 1 tháng một lần để tiêu diệt những sợi nấm và tế bào nấm có trong đất trồng. 

Chúc bà con thành công!

Có thể bạn quan tâm:

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

Nho

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo