Bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi và cách điều trị bằng phương pháp sinh học
Những năm gần đây, diện tích cây có múi ở ĐBSCL nói riêng và tại Việt Nam nói chung tăng đáng kể do người trồng thâm canh thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc tăng diện tích và thâm canh khiến người trồng gặp nhiều thách thức.
Một trong những thách thức hàng đầu là sự phức tạp của tình hình dịch hại. Nhà vườn phải sống chung với các loại sâu bệnh nguy hiểm như bệnh vàng lá gân xanh, bệnh ghẻ loét, nhện đỏ, sâu đục trái, vàng lá thối rễ,.. trong đó bệnh vàng lá thối rễ là loại bệnh gây đáng ngại nhất.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh vàng lá thối rễ
Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều loại mầm bệnh gây ra bao gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, ... tuyến trùng và ve rễ. Bệnh không xuất hiện ngay trong mùa mưa, khi đất sũng nước mà bệnh thường xuất hiện nặng vào đầu mùa nắng.
Khi mới xuất hiện bệnh lá cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá chuyển sang màu vàng cam và dễ rụng. Khi gió thổi, những chiếc lá phía dưới rụng trước rồi đến những chiếc lá phía trên. Chất lượng quả kém, rụng sớm. Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nếu không phòng trị kịp thời.
Cành bị bệnh hướng nào thfi rễ thường bị thối theo hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần ra rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ trượt ra khoi gỗ, bên trong có các sọc màu nâu lan dần xuống rễ cái. Rễ mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây, từ đó làm cành bị chết. Khi bệnh nặng toàn bộ rễ chuyển sang màu đen và chết dần, cuối cùng là chết cả cây.
Nguyên nhân gián tiếp:
- Tuyến trùng, rệp sáp đất và nhện hại rễ là tác nhân chính gây bệnh vàng lá thối rễ. Vì chúng tạo ra vết thương trên rễ, làm giảm khả năng miễn dịch của rễ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp nấm (Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia) xâm nhập và gây hại.
Nguyên nhân gián tiếp:
- Vườn làm luồng thấp, gò, thoát nước kém thường xuyên,... bị ngập úng hoặc trong quá trình xử lý ra hoa giảm nước làm bộ rễ yếu, một số bộ rễ ăn sâu xuống khi mưa đến, thoát nước không kịp, gây úng rễ, thiếu oxy dẫn đến thối ngọn rễ và có lông hút.
- Vườn ít sử dụng phân hữu cơ và lạm dụng phân bón hoá học. Đặc biệt là sử dụng các loại phân bón có chưa chất kích thích sinh trưởng như NAA, IAA... thừa dẫn đến làm cho bộ rễ nhanh già cỗi, phá vỡ kết cấu đất làm cho hệ vi sinh vật đối kháng có ích trong đất bị tiêu diệt, vi sinh có hại sinh sôi nhanh chóng. Từ đó, làm suy yếu bộ rễ và làm suy giảm hệ thống miễn dịch của rễ, các rễ non bị chết dần, tạo cơ hội cho các tổ hợp nấm (Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia) phát triển.
Cách ngăn chặn bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi bằng phương pháp sinh học
Chế phẩm sinh học EMINA giải pháp cho bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi
Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA tưới gốc; sản phẩm có chứa các vi sinh vật đối kháng, khống chế nấm Fusarium và các loại nấm Pythium cũng như Phytopthora gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi. Chế phẩm sinh học EMINA cũng được bổ sung vi khuẩn tía- một loại vi sinh vật kích thích rễ phát triển mạnh.
Đồng thời, vi khuẩn Bacillus Subtilis giúp phân giải hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, tưới gốc cho vườn cây có múi bằng chế phẩm sinh học EMINA không chỉ giải quyết được bệnh vàng lá thối rễ mà còn giúp cải tạo đất, phân giải phân hữu cơ và củng cố bộ rễ khoẻ hơn.
Kiểm soát bệnh bằng chế phẩm sinh học EMINA-P
- Đầu tiên, hãy dừng bón phân đặc biệt là phân bón hoá học giàu đạm. Khi rễ cây đang bị tổn thương thì việc bón thêm dinh dưỡng sẽ làm rễ không hấp thu được phân bón, gây lãng phí và tạo điều kiện cho nấm hại phát sinh.
- Tiếp theo, rải vôi trong vườn khoảng 1 tuần trước khi tưới vi sinh. Vôi sẽ có tác dụng nâng cao độ pH, ngăn cản môi trường phát triển của nấm bệnh.
- Pha vi sinh theo tỷ lệ 1 lít chế phẩm sinh học EMINA vưới 50 lít nước tưới cho cây, sau 7 ngày tưới thêm 1 lần.
Cách phòng bệnh vàng lá thối rễ cho cây có múi ngay từ đầu
Pha 1 lít chế phẩm EMINA với 100 lít nước tưới cho 10 cây, định kỳ 45 ngày 1 lần. Lần 1 sau khi bón phân chuồng đầu vụ, các lần tiếp theo cách nhau 45 ngày.
Tăng cường bón phân hữu cơ, phân đạm tự ủ thay thế phân bón hoá học, phun kiểm soát bệnh hại thân lá bằng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây ăn quả và chế phẩm sinh học BT giúp phòng trừ sâu bệnh hại.
Nên kết hợp cùng để cỏ trong vườn, cỏ sẽ có tác dụng giảm tuyến trùng hại cây, phân giải các hợp chất hữu cơ thành phân bón giúp tiết kiệm chi phí và cải tạo đất trồng.
Việc chuyển đổi canh tác theo hướng hữu cơ sinh học đang chứng minh cho thấy hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi. Đồng hành cùng EMI Nhật Bản đã có rất nhiều vườn cam tại Nghệ An, GIa Lai đang chuyển mình.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.com
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban
0 Bình luận