Biện pháp phòng trừ rệp sáp trên cây Hồ tiêu

Thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi để rệp sáp gây hại hồ tiêu phát triển. Rệp sáp có thể làm cây hồ tiêu mất năng suất gây thiệt hại lớn đến kinh tế của bà con nông dân.

Để hiểu rõ hơn về rệp sáp và cách phòng trừ rệp hiệu quả, mời bà con cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Rệp sáp là gì??

Rệp sáp hay rệp phấn trắng, có hình bầu dục, toàn thân có phủ lớp xám trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài.

Rệp sáp gây hại trên tiêu

Rệp sáp hại Tiêu

Trung bình rệp sáp 1 ngày có thể đẻ từ 200-250 trứng, cho ta thấy được tốc độ tăng trưởng và xâm hại cây là rất nhanh và nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết cây hồ tiêu bị rệp sáp xâm hại

Cây phát triển kém, khô héo dần và rụng từ lá đến hoa và quả.

Lá bị vàng và rụng nhiều.

Tác hại của rệp sáp trên hồ tiêu

Rệp sáp  phát triển mạnh nhờ vào khả năng sinh sản cao, chúng thường tập trung ở phần rễ chính, khi mật độ tăng cao chúng sẽ lây lan qua phần rễ bên, rễ tơ và toàn bộ rễ của cây, làm cây còi cọc, kém phát triển, dẫn đến chét cây do không hấp thu được nước và dinh dưỡng.

Biện pháp phòng ngừa rệp sáp xâm hại trên cây hồ tiêu:

Để phòng ngừa rệp sáp xâm hại hồ tiêu bà con cần thực hiện các biện pháp sau:

Bà con cần thăm vườn thường xuyên, kiểm tra các tán lá, nhất là phần gốc cây hồ tiêu

Nuôi các loài thiên địch như kiến vàng và ong để chúng tiêu diệt rệp sáp.

Sử dụng Chế phẩm sinh học BT phun cho cây theo tỷ lệ một phuy 200 lít hòa thêm 2 lít vi sinh phun nhằm bảo vệ cây khỏi rệp sáp tấn công.

Tiêu sau khi sử dụng vi sinh BT

               Tiêu sử dụng vi sinh BT

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo