Mướp đắng (khổ qua) là một loại cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí. Mướp đăng có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng rộng rãi ở châu Á, châu Phi và Caribe để lấy quả ăn. Là một trong những loại bầu bí bổ dưỡng nhất, mướp đắng được cho là có đặc tính dùng để chữa bệnh. Một hợp chất được gọi là "charantin" có trong quả mướp đắng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu để điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Cây cũng rất giàu vitamin A, C và sắt, phốt pho và carbohydrate. 

Hai loại mướp đắng chính phổ biến hiện nay là mướp đắng Trung Quốc và mướp đắng Ấn Độ. Loại khổ qua Trung Quốc dài 20-30cm, thuôn dài với các đầu thuôn nhọn và có màu xanh lục nhạt với bề mặt sần sùi gợn sóng nhẹ. Loại này phổ biến hơn loại có nguồn gốc từ Ấn Độ. Mướp đắng Ấn Độ có hình dạng ngắn hơn và hẹp hơn với đầu thuôn nhọn và vỏ sần sùi được bao phủ bởi các "răng: hình tam giác và 8-10 đường vân dọc. Khi chín, quả chuyển từ màu xanh đậm sang màu vàng cam. Loại khổ qua Ấn Độ đắng hơn loại Trung Quốc. 

Các bệnh phổ biến nhất trên cây mướp đắng bao gồm sương mai, phấn trắng, héo xanh, đốm lá, sưng rễ do tuyến trùng. 

1/Bệnh sương mai trên khổ qua 

Bệnh sương mai là một loại bệnh trên lá khá phổ biến của cây họ bầu bí nói chung và mướp đắng nói riêng. Bệnh càng khổ biến nơi có khí hâu nhiệt đới gió mùa, nồm ẩm. 

Vết bệnh đầu tiên xuất hiện dưới dạng những vết bệnh nhỏ, màu vàng, có góc cạnh, các vết bệnh bị hạn chế bởi gân lá. Ở giai đoạn sau của bệnh, các mô bị nhiễm bệnh chuyển màu vàng sáng và trung tâm của vết bệnh chuyển sang màu nâu. Trong điều kiện độ ẩm cai, lớp phấn trắng đến xám có thể xuất hiện ở mặt dưới của lá. Bệnh lây lan nhanh dẫn đến rụng lá và chết nếu không được kiểm soát. 

Bệnh sương mai trên khổ qua

2/ Héo rũ do nấm Fusarium

Ban đầu, lá có triệu chứng héo rũ tạm thời và trở thành vĩnh viễn theo thời gian. Sau đó sẽ lây lan tới các dây leo. Lá của cây nhiễm bệnh dần trở nên vàng và héo. Cây bị giảm diện tích quang hợp khi lá héo rũ chiếm diện tích càng lúc càng nhiều và lây lan với tốc độ chóng mặt. Cuối cùng, cây sẽ chết. Ở những cây già hơn, lá héo đột ngột và các mô mạch trong xylem có màu vàng hoặc nâu. 

3/ Đốm lá 

Đốm lá hay còn gọi là bệnh cháy lá Corynespora là bệnh hại trên cây họ bầu bí, trong đó có mướp đắng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh này khá phổ biến trên cây mướp đắng, nhất là ở Việt Nam nơi khó khí hậu nhiệt đới ẩm càng thuận lợi cho bệnh tiến triển nhanh và mạnh. Các triệu chứng ban đầu xuất hiện trên các lá già dưới dạng các vết bệnh màu vàng có góc cạnh. Các đốm mở rộng và trở thành hình tròn với tâm màu nâu nhạt và viền màu nâu sẫm. Khi bệnh tiến triển mạnh mẽ hơn, phần giữ của vết bệnh chuyển xám và rụng đi, để lại chiếc lá có hình "lỗ đạn". Trường hợp nặng có thể khiến rụng cả lá. 

4/ Bệnh phấn trắng trên mướp đắng

Bệnh phấn trắng thích độ ẩm cao và nhiệt độ cao và có xu hướng xuất hiện đầu tiên trên các lá già. Các triệu chứng điển hình dưới dạng cặn phấn trắng chủ yếu ở bề mặt trên của lá. Ở mặt dưới của lá, các triệu chứng xuất hiện dưới dạng các đốm hình tròn. Bệnh phấn trắng khá dễ bị nhầm với bệnh sương mai.

Trong trường hợp nặng, các đốm bệnh lan rộng, liên kết lại với nhau và bao phủ cả 2 mặt của lá, sau đó lan sang cả những bộ phận khác của cây. Những tán lá bị ảnh hưởng nghiêm trọng trở nên nâu và teo lại, và hiện tượng rụng lá có thể xảy ra đó. Quả của những cây bị ảnh hưởng không phát triển đầy đủ nhưng thường có kích thước nhỏ, teo tóp. 

Bệnh phấn trắng trên mướp đắng

5/ Tuyến trùng nốt sưng rễ

Tuyến trùng nốt sần ở rễ, Meloidogyne spp., phổ biến và phá hoại tất cả các cây họ bầu bí được trồng. Vi khuẩn này có mặt trên toàn thế giới và đặc biệt gây hại ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuyến trùng nốt sưng rễ gây hại nặng nhất trên đất pha cát. Các triệu chứng của cây bị nhiễm bệnh bao gồm vàng lá, giảm kích thước và số lượng lá, làm héo dây leo trong thời tiết ấm áp, chất lượng quả kém và làm giảm nănng suất.

Tuyến trùng cũng phá vỡ hệ thống mạch dẫn bằng cách tạo ra sự biến đổi các tế bào mạch dẫn thành các tế bào có kích thước khổng lồ, nơi tuyến trùng ăn. Triệu chứng điển hình là khi rễ cây bị kéo lên khỏi mặt đất, sẽ quan sát thấy những nốt sưng tấy trên rễ. Hệ thống rễ của cây bị nhiễm nặng có thể bị hoại tử và có ít rễ phụ hơn. Cây bị nhiễm nặng có thể chết trước khi cho ra quả. 

6/ Phòng ngừa các bệnh trên cây mướp đắng như thế nào cho hiệu quả?

Bà con nên phòng bệnh trước khi các bệnh phát sinh ra triệu chứng thì đã trở nên khó kiểm soát hơn rất nhiều. Một lưu ý nữa là khuyên bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học để đạt được hiệu quả bền vững hơn là sử dụng các phương pháp hoá học. Các loại thuốc BVTV hoá học tuy có hiệu quả nhanh nhưng không được bền vững và dễ gây kháng thuốc, bên cạnh đó còn không tốt cho sức khoẻ của người sử dụng. 

Khuyến nghị từ chúng tôi là ngay từ giai đoạn làm đất, bà con sử dụng chế phẩm sinh học EMINA đổ gốc để tiêu diệt nấm bệnh và tuyến trùng có trong đất. Sau đó, trong quá trình canh tác, sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cung cấp các vi sinh vật có lợi cho đất cho cây trồng, ngăn ngừa nấm bệnh phát triển. Liều lượng 200ml + 18 lít nước. Định kỳ 10-15 ngày phun 1 lần. 

Khi bệnh đã phát sinh, tăng liều lượng 500ml EMINA-P với 18 lít nước phun đẫm 2 mặt thân lá. Cùng với đó nên tiêu huỷ những bộ phận bị bệnh tránh lây lan trên diện rộng. 

Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P phòng ngừa bệnh trên cây mướp đắng

Có thể bạn quan tâm: 

Đặc điểm nhận biết bệnh sương mai trên cây dưa lưới

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Websiteeminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo