Tuesday, 21/09/2021

Cách bón vôi cho đất

Như bà con đã biết, vôi được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp nhằm cải tạo đất trồng, ổn định độ pH và tiêu diệt mầm bệnh. Nhưng làm thế nào để sử dụng vôi hiệu quả nhất, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.

1. Vôi là gì

Vôi được tạo ra từ quá trình nung đá vôi, theo công thức sau: CaCO3 (đá vôi) nung nóng tạo thành CaO (vôi) và CO2 (khí cacbonic).

Vôi có công thức hóa học là CaO hay còn gọi là vôi sống, vôi nung. Vôi này được ứng dụng chủ yếu làm vữa xây dựng, làm thạch cao sản xuất. thủy tinh, trong sản xuất kim loại.

Vôi sử dụng trong nông nghiệp có công thức hóa học là Ca(OH)2, được tạo ra từ việc kết hợp giữa vôi nung với nước theo công thức hóa học sau: CaO + H2O (nước) = Ca(OH)2 + nhiệt độ. Theo phản ứng hóa học này, chúng ta thấy Ca(OH)2 (gọi là vôi tôi hay vôi tỏa - do vôi hút ẩm tan ra) bao gồm Ca (canxi - làm dinh dưỡng cho cây trồng) và OH (làm tăng pH đất) và nhiệt độ tỏa ra có tác dụng diệt khuẩn.

2. Vôi - phân bón - chất dinh dưỡng trung lượng

Tác dụng thứ nhất của vôi là từ Ca (canxi) là chất dinh dưỡng trung lượng cần thiết tham gia vào cấu tạo của tế bào thực vật, làm vững chắc thành tế bào nên giúp cây hạn chế đổ, gẫy, hạn chế nứt trái, nứt quả, tăng cường khả năng chống chịu lại sự tấn công của nấm bệnh, giải độc cho cây trồng. Thiếu Ca cây không chỉ dễ bị đổ ngã, nứt trái, bệnh hại tấn công mà lá non thường hay bị biến dạng, quăn queo rồi chết khô.

Cách bón vôi cho đất

Cách bón vôi cho đất

3. Vôi giúp nâng pH của đất

Tác dụng thứ hai của vôi đến từ nhóm OH- (có trong Ca(OH)2) kết hợp với các ion H+ có trong môi trường tạo thành nước (H2O) cân bằng pH (tác dụng nâng pH đất). Tuy nhiên bón nhiều quá, lượng OH-  sẽ nhiều hơn H+ lúc đó sẽ tạo môi trường kiềm, kìm hãm sự hấp thu vi lượng của cây trông gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất. Nên bón vôi phải theo đúng quy trình và theo điều kiện thực tế của vườn. Xin chia sẻ một số công thức bón theo khuyến cáo của các nhà khoa học như sau:

- Với đất sét, nhiều chất hữu cơ: pH từ 3.5-4.5 cần bón 2 tấn vôi/ha; pH từ 4.6-5.5 bón 1 tấn vôi/ha, pH từ 5.6-6.5 bón 0.5 tấn vôi/ha, pH> 6.5 không cần bón vôi.

- Với đất cát, ít chất hữu cơ: pH từ 3.5 đến 4.5 bón < 1 tấn vôi/ha, pH từ 4.6-5.5 bón < 0.5 tấn vôi/ha; pH từ 5.6-6.5 bón < 250 kg vôi/ha; pH-6.5 không cần bón vôi.

4. Vôi diệt khuẩn 

Tác dụng thứ 3 là nhiệt độ, vôi hòa với nước có thể đạt hàng trăm độ C, phản ứng hóa học này có tác dụng diệt khuẩn và các thực thể sống khác. Tuy nhiên nhiệt độ này chỉ sinh ra ở tỷ lệ hợp lý giữa vôi và nước (1kg vôi với 1 lít nước phản ứng có thể làm nước sôi lên). 

Còn đối với lượng vôi bón cho đất trồng, theo khuyến cáo của các nhà khoa học khoảng 1 tấn/ha/năm tương đương với khoảng 0.1kg/m2 chia làm 2 lần bón và được rải đều trên mặt đất thì không thể tại đủ nhiệt để diệt vi sinh vật được. Do đó bà con không cần lo lắng về việc bón vôi có diệt hết vi sinh vật có lợi trong vườn của mình hay không.

Cách bón vôi cho đất

Bón vôi cho đất

5. Lưu ý khi bón vôi

Bón vôi cần cách ly với bón đạm và lân supe.

Vì bón vôi chung với đạm sẽ làm mất đạm, giảm hiệu quả sử dụng đạm, gây thiệt hại về chi phí, không bón với supe lân vì sẽ làm chai đất.

Để có hiệu quả khi bón vôi với hai loại phân trên bà con nên bón vôi trước hoặc sau các loại phân đó khoảng 15 ngày. Không nên dùng đá vôi, vỏ sò hoặc thạch cao để bón thay vôi vì chúng không tan trong nước, muốn có hiệu quả phải đợi rất nhiều thời gian.

Nếu điều kiện kinh tế tốt hoặc giá nông sản cao có thể dụng dolomite thay cho vôi vì nó còn cung cấp thêm cả magie cho cây. Cách bón vôi: rải đều lượng vôi trên mặt vườn rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt. Thời điểm bón vôi tốt nhất với đất Tây Nguyên là bón 2 lần/ năm vào đầu và cuối.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Sản phẩm là kết quả của dự án cấp Bộ: '' Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu ( EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và xử lý môi trường"

Mã số B2007-11-03DA - Viện sinh học Nông nghiệp- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo