Bưởi được coi là một loài cây ăn quả, đem lại nhiều giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết vườn bưởi đều bị bệnh ghẻ, loét lan rộng, gây thiệt hại lớn. Bệnh loét còn gọi là bệnh đốm lá vi khuẩn, một số nông dân quen gọi là bệnh ghẻ. Tuy nhiên thực tế bệnh ghẻ sẹo là do nấm Elsinoe fawcettii gây ra, trong khi bệnh loét là do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis gây ra. Vì vậy, bà con cần hiểu rõ về bệnh ghẻ, loét để biết cách phòng trị hiệu quả.

1. Bệnh loét trên cây bưởi

Nguyên nhân:

Bênh loét do vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. Citri gây ra.

Bệnh loét trên cây bưởi

Loét trên cây bưởi

Triệu chứng:

Bệnh phát sinh gây hại cả trên lá, cành và quả. Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu xanh tái, hơi úng nước. Về sau lớn dần lên và có màu vàng hoặc nâu nhạt, vết bệnh hơi tròn, đường kính 1-5 mm, bề mặt vết bệnh sần sùi, xung quanh hơi gồ lên làm cho giữa vết loét lõm xuống. Chỗ tiếp giáp với phần của lá và quả có quầng màu vàng. Nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành một mảng loét lớn.

Bệnh nặng làm rụng lá, chết cành, quả kém phát triển khô múi hoặc rụng. Bệnh phát sinh trên tất cả các giai đoạn của cây, vết đục của sâu vẽ bùa trên lá là đường xâm nhập chủ yếu của vi khuẩn gây bệnh loét, vào mùa mưa bệnh lây lan rất nhanh.

2.Bệnh ghẻ sẹo (bệnh ghẻ lồi, ghẻ nhám)

Nguyên nhân:

Bệnh ghẻ sẹo do nấm Elsinoe fawcettii.

Bệnh ghẻ trên cây bưởi

Ghẻ trên bưởi

Triệu chứng:

Bệnh gây hại cả trên lá, cành, quả xuất hiện những nốt nổi gồ ghề màu nâu, thường gây hại lá và quả lúc còn nhỏ. Vết bệnh tạo thành những nốt ghẻ nhỏ cao trên bề mặt lá, thường lộ mặt dưới của lá, vết bệnh có màu vàng rơm, nhiều vết bệnh liên kết lại thành từng mảng lớn làm cho lá bị nhăn nheo biến dạng, cây sinh trưởng kém, cằn cỗi. Khi tấn công trên cành làm cho cành bị khô và chết. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa theo các đợt lá và chồi non.

3.Cách phòng trừ bệnh loét, ghẻ trên cây có múi

- Chọn giống cây không có sâu bệnh, rõ nguồn gốc.

- Cắt tỉa cành, lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy. 

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây và ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.

- Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P dành cho cây có múi phun theo tỷ lệ một phuy 200 lít nước bổ sung 4 lít chế phẩm và 4 hộp sữa chua phun ướt thân và hai mặt lá, phun đậm vùng bị bệnh, 3-5 ngày sau phun nhắc lại.

Ngoài ra, bà con nên kết hợp pha chung chế phẩm sinh học BT-EMI giúp ngăn chặn côn trùng gây bệnh

 

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo