Rệp sáp hại cà phê là một trong những loài côn trùng gây hại lớn trên cà phê tại Tây Nguyên. Chúng thường xuất hiện quanh năm và phát triển mạnh khi thời tiết khô hạn. Quản lý rệp sáp bằng cách nào vừa hiệu quả vừa bền vững, an toàn, mời bạn hãy tham khảo cách xử lý dưới đây.

Rệp sáp hại cà phê

Rệp sáp hại cà phê là gì?

Rệp sáp hại cây cà phê có rất nhiều loài thuộc 3 họ chính của bộ cánh đều Homoptera gồm: họ rệp sáp giả Pseudococcidae, họ rệp sáp mềm Coccidae  và họ rệp sáp vảy Disapididae. Trong đó rệp sáp bột tua ngắn P.kraunhiae luôn có tần suất xuất hiện và mật độ cao hơn cả gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cà phê tại Đăk Lăk. 

Đặc điểm hình thái

Rệp sáp bột tua ngắn có cơ thể hình bầu dục, giữa lưng có một vết đậm, hẹp chạy từ đốt ngực đầu tiên đến giữa bụng, có 18 đôi tua sáp xung quanh mình. Con trưởng thành có một đôi cánh, râu hình chuỗi hạt có 10 đốt. Phía cuối bụng có một đôi đuôi dài màu trắng.

Đặc điểm sinh học của rệp sáp hại cà phê

Chỉ có rệp đực mới trải qua giai đoạn nhộng, nhộng rệp được bao phủ bởi một lớp sáp xốp mỏng.

Rệp cái và rệp đực P.kraunhiae có biến thái khác nhau. Rệp sáp cái có biến thái không hoàn toàn gồm (trứng, ấu trùng, trưởng thành). Rệp đực có biến thái hoàn toàn gồm 4 pha phát dục (trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành). 

Trong các pha phát dục thì giai đoạn ấu trùng là dài nhất. Vòng đời của rệp sáp hại cà phê kéo dài khoảng 32-36 ngày.

Rệp sáp bột tua ngắn không chỉ tấn công cà phê mà còn có các loài cây như na, chôm chôm, mãng cầu xiêm…

Triệu chứng gây hại của rệp sáp trên cà phê

Loài rệp sáp P.kraunhiae gây hại chủ yếu ở thời kỳ kinh doanh, trong giai đoạn mùa khô khi cây cà phê ra hoa và hình thành quả. Ngược lại loài rệp sáp vẩy xanh C.viridis và rệp sáp bột hại rễ P.lilacinus phát sinh gây hại nặng hơn trong giai đoạn mùa mưa và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Do vậy các loài rệp sáp khác nhau yêu cầu các biện pháp phòng trừ vào thời gian khác nhau.

Khi dựa vào đặc điểm gây hại của rệp sáp trên cà phê, có thể chia chúng làm hai loại là nhóm gây hại trên mặt đất và nhóm gây hại dưới rễ. 

Cách ngăn chặn rệp sáp hại cà phê

Rệp sáp P.kaunhiae phát sinh mạnh vào mùa ra hoa đến giai đoạn hoa héo, quả non, rệp chủ yếu nằm trong các quả non, bên ngoài được bao bọc bởi các chùm hoa đã héo công với lớp sáp của rệp.

Chính vì vậy thuốc hoá học dù có sử dụng nồng độ cao cũng khó có thể tiếp xúc với cơ thể rệp. Do đó, cách ngăn chặn rệp sáp bằng phương pháp sinh học kết hợp cùng các phương pháp cơ giới khác nhau đem lại kết quả khả quan hơn.

Tỉa cành tạo độ thông thoáng vừa giúp cây phát triển tốt, chất lượng quả đồng đều, giúp mật độ rệp sáp giảm lên đến 40%.

Pha chế phẩm sinh học BT ở nồng độ 2% phun toàn bộ nền đất, thân, hai mặt lá. Phun tia nước áp suất cao, phun cách nhau 5-7 ngày.

Canh tác sinh học còn giúp giữ được các loài thiên địch của rệp như ong ký sinh, bọ rùa nhằm tiêu diệt rệp sáp.

Vườn cà phê phun BT để ngăn chặn rệp sáp

Hy vọng, với bài viết trên bà con đã biết cách ngăn chặn rệp sáp hại cà phê một cách hiệu quả, bền vững và an toàn. Ngoài chế phẩm sinh học BT, chúng tôi còn có chế phẩm sinh học EMINA-P giúp phòng trừ nấm bệnh hại cà phê, giúp cây phát triển, tăng năng suất và chất lượng quả.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

 

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo