Trước khi nói về các bệnh cụ thể trên cây nho, hãy nói về các loại bệnh khác nhau. 

- Bệnh hại nho do nấm: Bệnh nấm là bệnh phổ biến nhất trên cây nho và may mắn thay, cũng là bệnh dễ quản lý nhất. Các bào tử nấm thường ẩn náu trong các vật liệu hữu cơ cũ và thường tác động đến các tán lá với các triệu chứng ở bề mặt, nhưng đôi khi cũng đi sâu hơn vào mô thực vật. 

- Bệnh hại nho do vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn không may nghiêm trọng hơn nhiều so với bệnh do nấm. Tuỳ thuộc vào loại bệnh và mức độ nghiêm trọng, chúng có thể phá huỷ mùa màng vì mức độ lây lan của chúng. Một số rất khó loại bỏ vì bệnh xâm nhập vào đất và có thể ảnh hưởng đến cây trồng ở cùng một vị trí sau khi cây bệnh đã được loại bỏ. Tin tốt cho những người làm vườn tại nhà (nhưng không phải cho toàn bộ các giống nho) là các bệnh do vi khuẩn phổ biến hơn ở những vườn nho có quy mô lớn.

- Bệnh hại nho do virus: 86 bệnh do virus đã được biết đến trên cây nho trên toàn thế giới có thể rất đa dạng ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Virus rất phức tạp vì các triệu chứng phụ thuộc vào giống nho và điều kiện thời tiết, cùng với thực tế là một số cây nho đơn giản là không có triệu chứng ngay cả khi đã bị nhiễm virus. Các bệnh nho do virus có thể lây lan giữa các cây nho thông qua sâu bệnh hoặc việc sử dụng các vật lệu hoặc dụng cụ bị nhiễm bệnh trước đó. 

1. Bệnh cuốn lá nho. 

Thiệt hại do bệnh gây ra phụ thuộc vào giống nho, thời tiết, đất đai và tập quán canh tác. Ngoài ra, các triệu chứng (và giống như virus ở người) không nhất quán và thường chỉ xuất hiện trong hạowc sau khi nho chín, điều này khiến việc chẩn đoán bệnh đơn giản bằng cách phân tích các triệu chứng trên thực tế là không thể nếu không xét nghiệm.

Một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm nở hoa muộn, hoa phát triển nhỏ, lá đổi màu, sản xuất ít trái, lá quăn (ở giai đoạn phát triển) và đôi khi nho có vị chua do sự mất cân bằng giữa acid và đường bị phá vỡ. 

Sự đổi màu làm cho các triệu chứng dễ nhận biết hơn ở các giống nho sẫm màu và ít được chú ý hơn ở các giống nho nhạt màu hơn. 

Phòng ngừa là cách chữa trị tốt nhất cho bệnh cuốn lá nho, bởi vì không có cách chữa trị. Điều đó có nghĩa là bạn nên khử trùng các dụng cụ làm vườn bằng cồn giữa các lần sử dụng, mua những giống nho sạch và phun phòng trừ bệnh bằng chế phẩm sinh học EMINA-P định kỳ 10-15 ngày/ lần. 

Bệnh cuốn lá trên cây nho

Bệnh cuốn lá trên cây nho

2. Bệnh rỉ sắt trên cây nho

Đây là một bệnh truyền nhiễ, lá nho chuyển sang màu đỏ hoặc hơi vàng trong những tháng ấm hơn và cuối cùng teo lại và chết, ngoài ra quả nho cũng bị khô và không ăn được. Bệnh do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn theo côn trùng chích hút nhựa cây mang đến sau đó lây lan qua hệ mạch dẫn của cây. 

Thật không may là không có cách chữa trị bệnh. Bạn nên ngay từ đầu phòng trừ các loại côn trùng chích hút trong vườn nhà bạn bằng cách phun định kỳ chế phẩm sinh học BT-EMI kết hợp cùng tinh dầu EMI-OIL. Kết hợp cùng phát hiện vết bệnh sớm để tiêu huỷ. 

Bệnh rỉ sắt trên cây nho

Bệnh rỉ sắt trên cây nho

3. Bệnh đốm đỏ 

Bệnh đốm đỏ đã được xác định gần đây là căn bệnh nguy hiểm gây hại trên nho. Căn bệnh này có lẽ đã lây lan qua việc sử dụng các công cụ làm vườn từ cây bệnh sang cây khoẻ mạnh.

Căn bệnh này được gọi là bệnh đốm đỏ vì các triệu chứng có thể chẩn đoán bao gồm sự xuất hiện của các đốm đỏ trên một số phiến lá. Bệnh này tương tự như bệnh cuốn lá nho. Lá có xu hướng cong xuống dưới, sản lượng trái giảm, trái đổi màu, có vị chua và teo lại. Ngoài ra các triệu chứng dễ dàng phát hiện trên các giống nho sẫm mày hơn so với các giống nho hạt. Tuy nhiên, không giống như bệnh cuốn lá nho, sự đổi màu trong bệnh đốm lá đỏ cũng làm cho tĩnh mạch có màu đỏ. 

Bởi vì căn bệnh này đã được xác định trong thời gian gần đây, các chuyên gia vẫn chưa biết những ảnh hưởng lâu dài sẽ là gì. Điều đó có ý nghĩa là cũng không có cách chữa trị nào được biết đến: cách hành động tốt nhất là luôn đảm bảo rằng bạn đang trông những cây được chứng nhận sạch bệnh!

Bệnh đốm đỏ trên cây nho

Bệnh đốm đỏ trên cây nho

4. Bệnh gỗ hoá trên cành nho

Bệnh này do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến cành nho. Đôi khi bọ có thể là vật mang mầm bệnh. Triệu chứng bao gồm các hố và rãnh trên thân cây bên dưới bỏ cây, gần mối ghéo; cành ghép bị sưng (bộ phận của cây mà bạn ghép vào gốc ghép trong quá trình ghép): sự sần sùi của vỏ cây xung quanh cùng 1 khu vực,... Về phần tán lá, nhìn chung có vẻ kém khoẻ mạnh hơn, nở muộn và cuối cùng cũng chết. 

Bệnh này không có khả năng chữa trị. Cách duy nhất là phòng bệnh bằng cách đảm bảo rằng bạn chỉ làm việc với những gốc ghép và cành ghép khoẻ mạnh, sử dụng các giống sạch bệnh ngay từ đầu. 

Bệnh gỗ hoá trên cây nho

Bệnh gỗ hoá trên cây nho

5. Bệnh sương mai trên nho

Là một loại bệnh rất nghiêm trọng gây ra sự tàn phá trên diện rộng của cây nho và biểu hiện là những vết bệnh màu vàng trên bất kỳ phần xanh nào của cây. Ở giai đoạn nặng của bệnh, bạn cũng có thể tìm thấy một lớp phấn trắng ở mặt dưới của tán lá. QUả sẽ teo lại, có màu xám và cuối cùng rụng khỏi cây, trong khi các đầu chồi dày lên, thay đổi hình dạng, sau đó sẫm màu và chết. 

Loại nấm này sống trong các đống lá khô trong mùa đông, sau đó các bào tử của nó được nước và mưa mang theo để lây nhiễm sang các cây xung quanh vào mùa xuân, đặc biệt là từ giữa tháng năm đến mùa thu. 

Cách chữa trị tốt nhất là phòng ngừa. Điều đó bao gồm kiểm soát độ ẩm (chẳng hạn như đảm bảo rằng đất thoát nước tốt), cào bỏ những chiếc lá chết có thể tích tụ trong mùa đông, cắt tỉa và sử dụng chế phẩm EMINA-P để phòng trừ nấm.

Bệnh sương mai trên cây nho

Bệnh sương mai trên cây nho

Có thể bạn quan tâm: 

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

nho

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo