Ở ĐBSCL, nhà vườn trồng sầu riêng nuôi mộng thu tiền tỷ mỗi mùa trái chín. "Nóng" nhất lúc này vẫn là mít, sầu riêng, như thỏi nam châm hút nông dân lao tới.

Mùa sầu riêng Phong Điền - TP Cần Thơ. Ảnh: MK

Sức hút mít siêu sớm

Tại ĐBSCL, cây ăn quả đã cho thấy rõ giá trị gia tăng, tạo lợi nhuận cao hơn nhiều cây lúa. Hơn nữa, nhờ tiến bộ kỹ thuật, năng suất tăng đem đến sản lượng hàng hoá lớn với các loại cây ăn trái chủ lực của vùng. Ấy vậy mà câu chuyện trồng - chặt mỗi khi một mặt hàng tạo nên lực hút mạnh vẫn còn "đất sống". Nông dân hễ thấy trong xóm có người trồng được, trúng giá khá lên là tự phát chuyển dịch, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chuyên môn ở địa phương.

Một số nông dân thừa biết quá nhiều bài học ngọt bùi, cay dắng trước cảnh dội chợ, rớt giá của thanh long, nhãn, cam sành ở ĐBSCL... Nhưng vẫn có người chạy theo phong trào làm vườn "thời thượng", trồng cho bằng được loại cây đang sốt giá theo thị trường. Đơn củ từ hơn 5 năm qua mít Thái siêu sớm và sầu riêng vẫn còn là chuyện thời sự nóng hổi khắp vùng.

Một số nông dân ở Tiền Giang đang trồng bán giống mít Thái thổ lộ, mấy ngày vừa qua giá mít 39.000 đồng/kg cho loại trái đẹp, cỡ trên 9kg/trái đang hút hàng về các vựa dọc theo quốc lộ 1 đóng công xuất đi Trung Quốc. Nông dân thu được khoảng 360.000 đồng/trái. CÒn tính theo bình quân bán trái lớn nhỏ cho thương lái tại vườn khoảng 20.000 đồng/kg, mít loại nhỏ, mít sâu đục bán trái tại vườn 5.000 đồng/kg (bạn hàng mua bán chợ nội vùng). So với trồng lúa, nhẩm tính lời hơn gấp chục lần. Có nông dân thú thiệt chỉ cần bán bình quân 10.000 đồng/kg là có lời.

Mít siêu sớm ở ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.

Anh Tư, nông dân ở xã Thạch Lộc, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có hơn chục công đất ruộng nhìn nhận, nếu chạy cự ly ngắn chọn trồng mít Thái siêu sớm, mau ăn để bắt kịp thời giá tốt. Người có đất vườn tạp càng dễ, chặt bỏ bọn dẹp cây cũ trồng mít càng nhanh.

Cách đây 4 năm, cơn sốt mít Thái cuốn hút một số nông dân trong xã Thạnh Lộc đua trồng mít. Anh Tư làm thử trồng 2 công (1.000 m2/công) theo cách đưa mít xuống chân ruộng thấy được. Chỉ cần lên liếp cao hơn mặt ruộng 5-7 tấc (50-60cm), tốn công khoảng 3,5 triệu đồng. Tiền mít  giống 60.000 đồng/cây (hiện giảm còn trên 30.000 đồng/cây), trồng mật độ dày 150 cây/công mất khoảng hơn 4,5 triệu đồng, nếu lắp thêm hệ thống đường ống và mô tơ bơm tưới tự động khoảng 4-5 triệu đồng. Tổng chi vốn đầu tư ban đầu hơn 15 triệu đồng/công. Nếu trồng mít chăm sóc tốt sau 15-18 tháng cây "sung" cho 1-2 trái/cây. Từ năm thứ 2 bắt đầu thu trái bán được, vòng đời ăn trái có thể kéo dài 6-7 năm.

Theo anh Tư cũng như cách nghĩ của nhiều nông dân trồng mít, dâu biết thị trường trái tươi loại nào cũng có rủi ro, nhưng mít Thái ngắn ngày, vốn đầu tư ít, dẫu biết thị trường trái tươi loại nào cũng có rủi ro, nhưng mít Thái ngắn ngày, vốn đầu tư ít. Nếu gặp bất lợi, thất bại nông dân bang đất liếp bằng trả lại trồng lúa không khó gì.

Đường dài gắn liền nỗi lo may rủi.

Gần một tháng qua, cơn sốt sầu riêng bật giá tăng mạnh lan nhanh về miền Tây khiến nhiều nhà vườn ra vào đứng ngồi không yên. Hiên thời sầu riêng Ri6 nghịch vụ hàng lựa theo đạt loại A, loại B xuất đi Trung Quốc nhảy vọt lên 90.000 - 110.000 đồng/kg, cao hơn gấp đôi so với mùa này năm trước. Cánh nhà vườn mạn nam sông Hậu thêm háo hức chăm hoa đậu trái. Thế là lại xuất hiện làn sóng đua nhau lập vườn sầu riêng khó dừng lại, dù chưa biết "ra sao ngày sau".

Anh Mạnh Khương ở TP Cần Thơ có nhiều năm làm thương lái 2 mặt hàng mít ruột đỏ và sầu riêng. Anh lăn lội đường xa, rảo khắp vùng trồng, lân la với giới chủ vườn. Anh nói, sầu riêng nghịch vụ vùng bắc sông Tiền như Cái Bè, Cai Lậy nhà vườn làm giỏi, cung trái nhiều hơn miệt Hậu Giang. Bây giờ đi về vùng phù sa ngọt tới đâu cũng thất vườn sầu riêng nở rộ. Ngoại trừ Bạc Liêu, Cà Mau chưa nghe nhiều, về An Giang, qua Chợ Mới, Thoại Sơn hay dịch qua Tháp Mười (Đồng Tháp) sẽ thấy vườn mới xanh tươi. Ở Hậu Giang còn có nhiều vườn sầu riêng khủng như nhà vườn ông Hai N. xếp vào hàng đại gia sầu riêng, một mùa trái cung tới 300 tấn, ông Sáu B vườn còn rộng lớn hơn...

Tại vườn trái cây Phong Điền (Cần Thơ), hơn 2 năm trước, anh Phan Thanh Trung - Trưởng trạm Khuyến nông huyện cho biết diện tích trồng lúa của huyện giảm dần, chỉ còn khoảng 1.000ha. Tổng diện tích vườn cây ăn trái trên 8.500ha, nhiều vườn tạp đã chuyển đổi giống cây trồng mới, lập thành vườn chuyên canh. Riêng vườn chuyên canh sầu riêng chiếm phần nhiều gống Ri6 với trên 1.300ha, nhưng con số thực người dân ước gần 2.000ha.

Thời gian này bất độn sản đứng giá, khó bán, nhưng ở Phong Điền đất vườn sầu riêng đang cho trái có người bán kiểu như "lạc kèm nia", tăng giá chóng mặt. Một thửa vườn sầu riêng nom chừng 50 gốc, vị trí nằm trong rạch sâu ngoằn ngoèo kêu bán giá 750 triệu đồng. Năm trước cũng thửa vườn này kêu bán chỉ 450 triệu đồng chẳng ai mua. Còn vườn sầu riêng 1 công vỏn vẹn 20 gốc nằm trong rạch nhỏ cũng kêu bán 550 triệu đồng.

Vườn sầu riêng ở Chợ Lách, Bến Tre. Ảnh: Hữu Đức.

Tuy nhiên trước tình hình giá tăng "hỗn, đê rgom hàng xuất qua Trung Quốc sôi động, thương lái nói khó đoán được cơn sốt kéo dài bao lâu. Có người lo xa, sau tiết Thanh Minh sầu riêng vào mùa và ngộ như Trung Quốc giảm lượng nhập hàng hoặc đột ngưng ăn thì giá cả "rớt dài", chuyện khóc ròng lại tái diễn.

Một nhà vườn ở Phong Điền chấp nhận đánh cược, cho rằng chọn trồng sầu riêng giống như chấp nhận nhập vào cuộc đua đường dài. Trồng 1 cây đến khi cho trái mất 5 năm, chi phí khoảng 10 triệu đồng. Chưa hết, dọc đường chăm cây sống khoẻ để cây cho trái lâu bền còn tuỳ vào kỹ thuật canh tác của mỗi nhà vườn. Đó là chưa kể đến khi cây cho trái phải lo phân bón đúng cách, lo dịch bênh thối thân, xì mủ, rệp sáp...

Nhưng điều lo nhất hiên nay là khi thấy giá bán cao ngất không ít nhà vườn mới vào nghề lập vườn sầu riêng chi bao tiền phân, thuốc để có trái đẹp cho bằng được. Họ lãng quên cách làm bền vững, dùng thuốc sinh học theo quy trình kỹ thuật trồng trái ngon, an toàn. Từ đó để thấy vẫn còn khoảng trống lớn về vai trò chức năng của các cơ quan chuyên ngành địa phương trong việc phổ biến, kiểm soát quy trình sản xuất, biện pháp quản lý vùng trồng theo quy hoạch, giám sát việc cấp mã số vùng trồng để tránh sự gian dối trong thương mại, đảm bảo phát triển vườn cây ăn trái đúng chuẩn chất lượng, an toàn.

Qua bốn mùa trái chín, HTX sầu riêng Tân Thới, huyện Phong Điền (Cần Thơ) đã xây dựng quy trình sản xuất VietGAP, sản xuất cây ăn trái theo hướng an toàn (theo chủ trương khuyến khích của Bô NN-PTNT từ năm 2008). HTX được cấp giấy chứng nhận sản xuât sầu riêng theo quy trình VietGAP, có mã số vùng trồng và làm sản phẩm OCOP.

Ông Bảy Vịnh, nhà vườn ở xã Tân Thới bắt tay cải tạo vườn tạp trồng sầu riêng Ri6 đang cho trái. Ông quả quyết: Nếu chăm sóc tốt, đặc biệt phòng trị bệnh cây bằng biện pháp sinh học và kỹ thuật thụ phấn, khi cây ra hoa tỷ lệ đậu trái sẽ đạt cao, năng suất bình quân đạt 2 tấn/công, hiệu quả rõ rệt.

Theo Hữu Đức - Báo Nông nghiệp Việt Nam

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo