Dự án sinh kế tỉnh Hà Giang

1.Tóm tắt

Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học Emina-P và chế phẩm sinh học trừ sâu BT, phân bón dinh dưỡng tinh khiết và phân gà tại 6 hộ gia đình tại các huyện vùng cao ở tỉnh Hà Giang. Tiến hành phun chế phẩm trong các giai đoạn phát triển của ngô: cây con, xoáy nõn, ra hoa đồng thời bổ sung thêm phân gà, phân NPK bón cho cây, giống sử dụng ở các hộ gồm giống ngô lai và ngô địa phương, thử nghiệm trên những mảnh diện tích khác nhau nhưng đều trên vùng đất đồi. Tiêu chí đánh giá dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Kết quả thu được cho thấy năng suất và chất lượng ngô ở các hộ đều cao hơn so với mọi năm và đạt cao nhất là 82 tạ/ha, đồng thời số lượng sâu bệnh hại giảm đáng kể lượng sâu ít hơn 80% so với mọi năm.

2.Quá trình thực hiện

Ngày 16/03/2020 – 21/03/2020 cán bộ của công ty Emi Nhật Bản cùng với thành viên của tổ chức Rồng Xanh lên Hà Giang. Tai đây, kỹ thuật của Emi đã đo đạc diện tích thử nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô cho bà con người Mông tại Hà Giang.

Kỹ thuật trồng Ngô theo quy trình Emi Nhật Bản

Hình 1: Kỹ thuật trồng ngô theo quy trình Emi Nhật Bản

 

Nhờ sự giúp đỡ từ cán bộ địa phương theo dõi và hướng dẫn các hộ tiến thành theo đúng kỹ thuật. Ngô sử dụng theo quy trình Emi đã có sự khác biệt so với các hộ kế bên.

Ngô tại các hộ sau 6 tuần gieo hạt

Hình 2: Ngô tại các hộ sau 2 tuần gieo hạt

Ngô đã ở giai đoạn  8-10 lá, tiến hành phun vi sinh lần 2. Ngô được phun bằng chế phẩm sinh học theo tỷ lệ:  Pha 250ml EMINA-P + 250ml chế phẩm trừ sâu BT + 0,1 lít dinh dưỡng tinh khiết cho 18 lít nước phun ướt thân và lá . Kết quả cho thấy, lá ngô xanh bóng, tốt và không có sâu bệnh hại.

Phun ngô

Hình 3:Ngô đối chứng ( không sử dụng chế phẩm) ở các hộ bên

Có thể thấy, ngô ở các hộ thử nghiệm phát triển tốt hơn, lá xanh bóng, bắp ngô to và không có sâu bệnh hại. Ở nương đối chứng ngô phát triển kém hơn và bị sâu hại tấn công nhiều hơn.

3. Đánh giá ngô ở các hộ thử nghiệm

Vườn ngô đối chứng là vườn nhà Chị Vừ với diện tích 1560m2 sử dụng giống ngô lai, canh tác theo phương pháp cũ. Ngô được tra vào hốc ( ba hạt/hốc) và để phát triển không cần chăm bón.

3.1.Đánh giá riêng ngô ở các hộ

Đánh giá chi tiết được thể hiện trọng bảng dưới đây:

3.1.1. Đánh giá ngô nhà Anh Phứ

 

Nội dung

Số hàng hạt/bắp

Số hạt/ hàng

Chu vi bắp

Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%)

Khối lượng TB của bắp (g)

Khối lượng hạt/bắp (g)

Năng suất

(tạ/ha)

Số bao

Ngô có sử dụng chế phẩm

14

42

15.5

95.5

280

220

82

31 bao/

3 sào

Ngô không sử dụng chế phẩm

13

40

14

90

200

140

60

25 bao/ 3 sào

Bảng 1: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm và vườn không sử dụng chế phẩm tại nhà Anh Phứ

Nhìn vào bảng đánh giá có thể thấy, bắp sử dụng chế phẩm sinh học to hơn so với bắp ngô không sử dụng chế phẩm. Đặc biệt ở nương nhà A Phứ, ngô không sử dụng chế phẩm được trồng với diện tích lớn hơn và đất bằng phẳng hơn nhưng năng suất lại kém hơn. Bắp ngô nặng nhất lên tới 300g/bắp.

Ngô nhà hộ thành công

Hình 4:Ngô nhà Anh Phứ bên trái ngô sử dụng chế phẩm và bên phải ngô đối chứng

Năng suất trung bình của ngô sử dụng chế phẩm đạt 82 tạ/ha. Cao hơn so với năng suất đạt được trên giống ngô lai ở Hà Giang là 72 tạ/ha. Toàn bộ số ngô thử nghiệm năm nay anh Phứ thu hoặc được đạt 886 kg cho 3 sào. (Theo báo Hà Giang http://agro.gov.vn/vn/tID14596_Ha-Giang-Can-nhan-rong-mo-hinh-trong-giong-ngo-lai-moi-cho-nang-suat-cao.html).

3.1.2. Đánh giá ngô nhà Chị Vừ

Nội dung

Giống

Số hàng hạt/bắp

Số hạt/ hàng

Chu vi bắp

Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%)

Khối lượng TB của bắp (g)

Khối lượng hạt/bắp (g)

Năng suất (tạ/ha)

Ngô sử dụng chế phẩm

Ngô lai

12

34

15

90.9

185

162 

27.5

Ngô đối chứng

Ngô lai

12

32

13.5

82.3

176

128.3

21.6

 

Bảng 2: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm và vườn không sử dụng chế phẩm tại nhà Chị Vừ

Ở hộ Chị Vừ bắp ngô sử dụng chế phẩm đạt chất lượng tốt hơn, bắp to và đều hạt hơn, khối lượng trung bình của bắp là 185g. Theo Chị Vừ số lượng bao ngô năm nay cao hơn năm ngoái, tổng số bao năm nay đạt được là 64 bao trong khi năm ngoái chỉ đạt 50 bao.

Ngô nghiệm thu

Hình 5: Ngô nhà Chị Vừ bên trái ngô sử dụng chế phẩm-bên phải ngô đối chứng

Số lượng ngô bị sâu bệnh bên vườn sử dụng chế phẩm nhà Chị Vừ giảm hẳn, ngô đạt năng suất cao hơn với số lượng hạt đạt tối ưu/bắp. Tổng sản lượng thu hoạch được là 596.3 kg cho 6 sào (27.5 tạ/ha). Trong khi đó ở nương đối chứng có diện tích gấp 2.6 lần thì thu được 1213 kg ( 21.6 tạ/ha).

3.1.3. Đánh giá ngô nhà Chị Mỷ

Nội dung

Giống

Số hàng hạt/bắp

Số hạt/ hàng

Chu vi bắp

Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%)

Khối lượng TB của bắp (g/bắp)

Khối lượng hạt/bắp (g)

Năng suất (tạ/ha)

Số bao

Chị Mỷ

Ngô lai

12

32

15

88.2

200

140

45.5

22 bao /3 sào

 

Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm phẩm tại nhà Chị Mỷ

Năng suất ngô tại nhà chị Mỷ cao hơn so với mọi năm đạt 45.5 tạ/ha, đồng thời lượng sâu bệnh gây hai cũng giảm tới 82% so với mọi năm. Với giống ngô lại, nhà chị thu hoặc được toàn bộ ngô là 493kg trên 3 sào.

Ngô to và đều hạt hơn, lượng ngô trên mỗi bắp nhiều hơn. Tuy nhiên do giống ngô nhà chị Mỷ không chất lượng bằng các hộ khác, bắp ngô bé hơn và có nhiều ngô lép hơn . Do đó, năng suất nhà chị đạt không cao bằng các hộ cùng thôn.

3.1.4. Đánh giá ngô nhà Anh Sì

Ngô nhà Anh Sì tại Quản Bạ đạt năng suất đứng thứ hai sau nhà Anh Phứ và được thể hiện cụ thể qua bảng đánh giá dưới đây:

Nội dung

Giống

Số hàng hạt/bắp

Số hạt/ hàng

Chu vi bắp

Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%)

Khối lượng TB của bắp (g/bắp)

Khối lượng hạt/bắp

Năng suất (tạ/ha)

Anh Sì

Ngô lai

14

40

14.5

92

250

195

80.2

 

Bảng 4: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm phẩm tại nhà Anh Sì

Ở hộ nhà Anh Sì, năng suất năm nay đạt được 80,6 tạ/ha. Tỷ lệ bắp thu hoạch là 92%, cao nhất trong những năm vừa qua.

Ở nương đối chứng ( không sử dụng chế phẩm sinh học) tỷ lệ hạt thấp, rất nhiều bắp ngô không có hạt và mật độ sâu hại cao hơn đến 80%. Ngô nhà anh Sì, bắp đều và đẹp, không bị hư hại và năng suất cao hơn hẳn năm ngoái.

3.1.5 Đánh giá ngô nhà Chị Chở

Nhà chị Chở là một trong hai hộ được hỗ trợ trong dự án sinh kế tại Mèo Vạc. Chỉ tiêu đánh giá ngô nhà chị được thể hiện qua bảng dưới đây.

Nội dung

Giống

Số hàng hạt/bắp

Số hạt/ hàng

Chu vi bắp

Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%)

Khối lượng TB của bắp (g/bắp)

Khối lượng hạt/bắp

Năng suất (tạ/ha)

Số bao

Chị Chở

Ngô địa phương

12

34

14

96.4

180

160

56.9

44 bao / 8 sào

 

Bảng 5: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm phẩm tại nhà Chị Chở

Trên nương nhà Chị Chở số lượng ngô bị sâu bệnh giảm hẳn so với các hộ xung quanh, sản lượng ngô năm nay cao hơn mọi năm đạt 56.9 tạ/ha.Tỷ lệ bắp cao đạt 96.4%. Bắp ngô to, số lượng hạt trên bắp nhiều hơn các hộ xung quanh. Tuy nhiên do mật độ cây nhà chị trồng quá thưa ( 1mx1m) dẫn đến năng suất ngô không đạt được tối ưu.

3.1.6.Đánh giá ngô nhà chị Chá

Nội dung

Giống

Số hàng hạt/bắp

Số hạt/ hàng

Chu vi bắp

Tỷ lệ hạt trưởng thành/ hạt thu được (%)

Khối lượng TB của bắp (g/bắp)

Khối lượng hạt/bắp (g)

Năng suất (tạ/ha)

C Chá

Ngô lai

14

36

13.2

93

240

184

78.3

 

Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá ngô vườn sử dụng chế phẩm phẩm tại nhà Chị Chá

Hộ nhà chị Chá gieo đúng mật độ theo hướng dẫn, nên ở Mèo Vạc năng suất cao hơn nhà Chị Chở đạt 78.3 tạ/ha. Tổng sản lượng nhà chị Chá thu hoạch được là 2.3 tấn cho 8 sào thử nghiệm và số bao ngô thu được đạt 117 bao.

3.2. Đánh giá chung ngô ở các hộ

Hình 6:Biểu đồ thể hiện năng suất ngô ở 6 hộ so với ngô đối chứng

Đánh giá chung đều cho thấy, năng suất ngô cao hơn hẳn so với nương đối chứng, cụ thể nhà anh Phứ cao gấp 3.7 lần, nhà chị Vừ cao gấp 1.3 lần so với ngô không sử dụng chế phẩm.                                   

4.Đánh giá chi phí

Chi phí sản suất của mỗi hộ được tính bằng bảng dưới đây:

STT

Hộ gia đình

Diện tích thử nghiệm

Chế phẩm sinh học

Dinh dưỡng tinh khiết

Phân bón

Tổng chi phí

Sản lượng (chỉ tính hạt ngô)

Thành tiền (đối với 1 kg)

 

BT

EMINA-P

Hữu cơ (phân gà)

NPK

 

 

 

 

 

(m2)

(lít)

(lít)

(lít)

Kg

Kg

VNĐ

kg

VNĐ

1

Anh Sì

1.440

5

5

2.8

48

24

1.384.000

1154

1.199

2

Chị Mỷ

1.080

4

4

2.1

36

18

1.078.000

345

3.100

3

Anh Phứ

1.080

4

4

2.1

36

18

1.078.000

696

1.549

4

Chị Vừ

2.160

8

8

4.2

72

36

2.156.000

522

4.130

5

Chị Chá

2.880

10

10

2.4

96

48

2.512.000

1.729

1.452

6

Chị Chở

1.800

6

6

2.4

60

30

1.602.000

551

2.904

7

Tổng cộng

10.440

37

37

16

348

174

9.810.000

3.843

13.135

Bảng 7: Chi phí sản suất ra 1 kg ngô ở mỗi hộ

Chi phí dựa trên số lượng thực tế đã đưa vào mỗi hộ sử dụng, theo đúng quy trình sản xuất ngô. Tuy nhiên, do thiếu lượng phân gà thực tế nên có sử dụng thêm phân vô cơ NPK, làm tăng chi phí đáng kể.

Chi tiết về chị phí mỗi loại nguyên vật liệu được thể hiện qua bảng dưới đây:

         

STT

Vật tư

Đơn giá (VNĐ)

Số lượng (Kg)

Thành tiền (đ)

1

Chế phẩm Emina-P (lit)

80,000

37

2,960,000

2

Chế phẩm BT (lit)

80,000

37

2,960,000

3

Dinh dưỡng tinh khiết (lit)

80,000

16

1,280,000

4

Phân hữu cơ (kg)

1,000

384

10,440,000

5

Phân khoáng NPK (kg)

13,000

174

2,262,000

 

Tổng cộng

 

9,810,000

Bảng 8: Chi phí nguyên liệu đầu vào trong sản xuất ngô

Chi phí thuần để sản xuất ra 1 kg ngô của mỗi hộ tăng lên từ 1.199 đồng đến 4.130 đồng. Ở Quản Bạ, hộ nhà anh Sì đạt chi phí thấp nhất chỉ mất 1.199 đồng/kg. Ở Mèo Vạc, hộ nhà chị Chá có chi phí thấp nhất 1.452 đồng/kg.

Với giá ngô là 6.000 VNĐ/kg lợi nhuận ngô thu về nhà A Phứ là 5.316.000 VNĐ, trong khi đó ở vườn đối chứng với 3 sào sẽ thu được : 3.888.000 VNĐ, mức chênh lệch sẽ là 1.428.000 VNĐ. Chi phí bỏ ra ban đầu nhà anh Phứ là 1.078.000 VNĐ do đó số tiền thu ngô ở vườn thử nghiệm sẽ lãi hơn vườn đối chứng là 350.000 VNĐ.

Chi phí sản suất ngô còn cao là do việc sử dụng để mua phân bón NPK còn nhiều chiếm 25% so với tổng chi phí. Do đó, để đạt tối ưu chi phí sản suất thấp nhất, cần phải thay thế hoàn toàn việc sử dụng phân bón hóa học bằng các loại phân ủ hữu cơ, phân chuồng khoai mục. Bằng việc tận dụng thân ngô cùng với phân bò, gà tại các hộ gia đình, sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân. Phân ủ hoai mục đem bón cho ngô sẽ giúp giảm giá thành sản xuất ngô chỉ còn 900 đồng/kg.

5. Kết luận 

Năng suất thu được tại 6 hộ thử nghiệm đều cao hơn so với mọi năm và đạt cao nhất tại nhà A Phứ (82 tạ/ha) sau đó đến nhà anh Sì (80.2 tạ/ha), nhà chị Chá đạt (78.3 tạ/ha), nhà chị Chở (56.9 tạ/ha), chị Mỷ (45.5 tạ/ha) và cuối cùng là nhà Chị Vừ (27.5 tạ/ha).

Tỷ lệ sâu bệnh hại trên các hộ đều giảm đến 80% so với các hộ xung quanh. Cây ngô phát triển xanh tốt, lá xanh bóng và không có bệnh.

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo