Cách phòng trị bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu

1.Bệnh chết nhanh

Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Phythopthora palmivora gây ra. Nấm thích hợp trong môi trường đất ngập úng và ẩm ướt nên rất dễ phát sinh vào mùa mưa.

Triệu chứng:

 -Trên lá, gié và chồi non: Trên lá, chồi non và gié tiêu xuất hiện những vết màu đen, những vết này bắt đầu lan rộng và nhanh chóng tạo thành những vết hoại tử lớn. Sau khoảng 7-10 ngày lá, chồi và gié nhiễm bệnh đều bị thối đen và rụng.

-Triệu chứng trên cây: Triệu chứng rất dễ dàng nhận ra đó là toàn bộ lá trên cây héo, chuyển vàng (có khi còn xanh) và rụng. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp hiện tượng lá héo, vàng và rụng chỉ xảy ra trên 1 dây tiêu, dây tiêu còn lại vẫn sinh trưởng bình thường. Thời gian từ khi xuất hiện lá bị héo cho đến khi toàn bộ cây rụng lá và chết rất nhanh chỉ trong khoảng thời gian 7-10 ngày.

-Triệu chứng trên thân ngầm và hệ thống rễ: Khi đào đất lên sẽ thấy gốc rễ cây thâm đen, hư thối, đôi khi trơn nhớt và có mùi khó chịu. 

Tác hại:

Nấm gây héo toàn bộ quả, cành, lá khá nhanh chóng. Nhiều cây chết chỉ sau 7-10 ngày sau khi thấy các triệu chứng đầu tiên.

2.Bệnh chết chậm

Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Fusarium tấn công gây ra thối rễ. Khi gặp độ ẩm cao và nhiệt độ thấp bệnh phát tán làm lá chuyển dần sang màu vàng, quả và đốt thân rụng dần gọi là bệnh chết chậm.

Triệu chứng:

Cây có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái rụng dần từ dưới gốc lên ngọn. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rông làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây bị thâm đen, hư thối dẫn đến chết cây.

Bệnh chết chậm trên hồ tiêu

Cây hồ tiêu bị chết chậm

Tác hại

Bệnh làm cho rễ hồ tiêu thối và chết dần khiến cây không hấp thu được dinh dưỡng. Thân, lá, đốt héo và rụng dần. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ tiêu thâm đen, cây chết khô. Chết chậm có thể kéo dài trên 6 tháng hoặc vài năm lại chết một vài trụ.

3.Biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm

Để phục hồi vườn tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm bà con sử dụng chế phẩm sinh học EMINA phun cho cây và làm theo hướng dẫn sau:

Xử lý lần 1

- Bước 1: Rải vôi khắp vườn với lượng khoảng 1 tấn/ha, sau đó tưới nước (nếu không có mưa hoặc đất khô).

- Bước 2: Sau bước 1 khoảng 5-7 ngày pha 10 lít Chế phẩm sinh học EMINA với 200 lít nước

Tưới 20 lít dung dịch đã pha/trụ cho những cây xung quanh khu vực có cây bệnh.

Với các cây cách xa khu vực có cây chết nhanh ( khoảng 5-7m) tưới 10 lít/trụ.

Sau tưới lần 1 khoảng 10 ngày

-Bước 3: Pha 6 lít Chế phẩm vi sinh EMINA với 200 lít nước tưới cho 20 gốc cho các trụ ở gần khu vực có cây chết nhanh, và những cây xanh tốt nhất trọng vườn.

Sau khi ổn định

-Pha 2-3 lít Chế phẩm EMINA-P với 200 lít nước phun ướt thân cây và hai mặt lá, phun định kỳ 1 tháng 1 lần.

Phòng trừ: Dùng chế phẩm sinh học Emina-P chuyên trị bệnh cho cây hồ tiêu.

- Lưu ý: Sau khi cây dần phục hồi tiến hành bổ sung humix và dinh dưỡng để rễ cây nhanh phát triển lại bình thường.

Mời bà con, xem chi tiết tại video dưới đây:

Emina khắc tinh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty CP Emi Nhật Bản

Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo