Độ pH thích hợp trong nước ao nuôi tôm bao nhiêu?

Độ pH trong ao nuôi tôm chính là chỉ tiêu để đánh giá môi trường sống của tôm, cụ thể là tính axit hoặc bazo của nước, đây là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm. Độ pH thích hợp trong ngưỡng 7,5-8,5. Hiện nay, bà con nuôi trồng thường sử dụng máy đo pH để kiểm soát được thường xuyên độ pH trong ao nuôi tôm. Để đo được độ biến động trong mức cho phép của pH thì khuyến nghị bà con nên đo vào lúc 6 giờ và 14 giờ để có kết quả chính xác nhất. 

Độ pH không nên biến động quá 0,5 bởi nếu biến động quá lớn sẽ khiến tôm không kịp thích nghi, yếu, bỏ ăn. Nếu pH tăng kéo dài cũng sẽ khiến tôm còi cọc, chậm phát triển và dễ nhiễm bệnh. Thông thường thì vấn đề nuôi tôm là nồng độ pH quá cao là vấn đề thường gặp nhất. 

Cách hạ độ pH trong ao nuôi tôm thẻ

Nguyên nhân dẫn đến nồng độ pH trong ao nuôi tôm tăng cao?

pH thường dao động bởi nhiều yếu tố: thời tiết, thổ nhưỡng, tảo và các vi sinh vật có trong nước nên việc chuẩn bị ao nuôi thích hợp trước mỗi mùa vụ là điều hết sức quan trọng. Nếu ao nuôi nhà bạn có nền thổ nhưỡng là đất phèn, hoặc trong ao chứa quá nhiều tảo cũng là nguyên nhân khiến độ pH có những biến động lớn trong ngày. Tảo và các vi sinh vật sử dụng CO2 quá mức nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước. Tảo nhiều sẽ làm tăng độ pH từ 8,8-9,1 vào buổi chiều. Những vùng nuôi tôm có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trong mùa mưa thì sẽ giúp rong tảo phát triển mạnh hơn. 

Khi độ pH quá cao trong nước, khiến tôm chậm lột vỏ, hấp thụ thức ăn kém, còi cọc và suy giảm hệ miễn dịch, giảm trao đổi khí, tôm dễ ngạt và chết. Bên cạnh đó, độ pH tăng cao đột ngột cũng làm tăng các khí độc trong nước như NH3, H2S, NO2,....

Cách hạ pH trong ao nuôi tôm thẻ an toàn và hiệu quả nhất

Vậy cách hạ pH ao trong ao nuôi tôm như thế nào?

- Sử dụng đường cát hoặc mật rỉ đường: Trong một số trường hợp pH tăng cao đạt mức >8,3 vào buổi sáng, có thể sử dụng đường cát  hoặc mật rỉ đường với liều lượng 0,3kg/ 1000m2 và tạt đều khắp ao. Cách làm này rất hiệu quả và thân thiện với môi trường

- Điều khiển lại độ tảo trong ao, nếu lượng tảo phát triển quá lớn cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ pH trong ao nuôi tôm. Không chỉ có tảo gây ra pH cao mà các loại thực vật thân nổi, có rễ cũng làm tăng pH của nước, vì vậy để hạ độ pH trong ao nuôi cũng cần phải diệt rong, cỏ dại và hạn chế tảo phát triển. 

- Sử dụng phèn nhôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giảm độ pH của nước, duy trì độ trong nước thích hợp nhất đạt 30cm và không để độ trong xuống mức <25cm. 

Bên cạnh đó eminhatban.com khuyến cáo bà con nên sử dụng chế phấm sinh học EMI cho tôm cá để tăng oxy hoà tan, giảm khí độ, ổn định môi trường nuôi và tăng các vi sinh vật có lợi trong nước giúp tôm thẻ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 

Cách hạ pH trong ao nuôi tôm thẻ an toàn và hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ về cách hạ pH trong ao nuôi tôm thẻ, chúc bà con thành công!

Có thể bạn quan tâm: 

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo