Hướng dẫn cách chăm sóc phong lan mới trồng từ A đến Z
Cách chăm sóc phong lan mới trồng- các điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.
Điều kiện tự nhiên
- Ánh sáng
Tuỳ vào loại phong lan và tuổi cây thì sẽ có những yêu cầu về chế độ chiếu sáng khác nhau. Tốt nhất nên bố trí vườn theo hướng Tây-Nam để cây phong lan nhận được ánh sáng đầy đủ nhất.
Chế độ nắng cho từng loại lan như sau:
- Lan hồ điệp: 30% ánh sáng trực tiếp
- Lan vũ nữ: 40-50% ánh sáng trực tiếp
- Lan Vanda lá rộng, Catteya: 50-60% ánh sáng trực tiếp
- Lan dendro: 60-70% ánh sáng trực tiếp
- Lan Mokara, Aranda, Renathera: 70-80% ánh sáng trực tiếp.
Chế độ chiếu sáng vào từng thời kỳ phát triển của cây cũng khác nhau như sau:
- Cây từ 0-10 tháng tuổi: chỉ cần chiếu sáng khoảng 50%
- Cây từ 12-18 tháng tuổi: cần 70% ánh sáng
- Cây thời kì ra hoa: cần nhiều ánh sáng hơn
2. Nhiệt độ
Cây lan sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 16-24 độ C. Mặc dù nhiệt độ khác nhau tuỳ loài lan nhưng bạn cũng nên duy trì nhiệt độ trung bình ở mức nhiệt như trên. Ban ngày nên ấm hơn ban đêm khoảng 5-8 độ C.
3. Độ ẩm
Cây sinh trưởng tốt nhất trong môi trường có độ ẩm từ 40-60%. Nếu độ ẩm <40%, dùng bình xịt để phun sương nhẹ lên cây lan và giá thể trồng cây mỗi ngày 1 lần. Nếu độ ẩm >60%, bạn nên dùng máy hút ẩm trong phòng có đặt chậu lan để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.
Cách chăm sóc phong lan mới trồng
Chế độ tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại
- Chế độ nước cho hoa phong lan
Khi chăm sóc hoa lan mới về vào mùa đông, cây sẽ cần ít nước hơn, giảm lượng nước còn 1/4 so với bình thường, định kì 3 ngày tưới 1 lần, tưới đẫm gốc, nếu thời tiết quá lạnh (dưới 10 độ C) thì nên ngừng tưới nước. Nên tưới phun sương vào buổi sáng hoặc chiều mát, không tưới vào đêm hay giữa trưa nắng. Với dòng lan rụng lá ra hoa thì sẽ cắt nước hoàn toàn khi lá đã rụng dần được một nửa thân, nếu thân quá teo tóp thì mới tưới đẫm. Một lưu ý nhỏ là nên treo cây nơi cao, thoáng và tránh gió lùa mạnh làm mất nước, thân teo tóp.
Yêu cầu nguồn nước tưới: không bị nhiễm phèn mặn và những tạp chất, độ pH tốt nhất là từ 5-6. Sau những trận mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
Cách kiểm tra độ ẩm của đất để tưới nước cho phù hợp như sau: cho ngón tay vào trong đất, sau đó rút ra và xoa 2 ngón tay vào nhau, nếu không thấy độ ẩm giữa hai ngón tay, bạn tưới nhẹ cho lan bằng cách rót nước vào giá thể và để cho nó ngấm nước. Vài phút sao mới đổ nước trong đĩa hoặc khay hứng nước dưới chậu cây.
2. Bón phân cho lan
Trong việc trồng lan thì việc bón phân lan là điều cần thiết đôi khi là bắt buộc đối với một số loại lan khó tính ưa dinh dưỡng cao. Một khi cây đầy đủ dinh dưỡng sẽ phát triển xanh tưới, lá và giả hành sẽ to mập đồng thời hoa sẽ nở đều và đẹp, tuy nhiên không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao. Theo một số nghiên cứu về dinh dưỡng cho lan, thì cây cần tới 13 loại nguyên tố dinh dưỡng bao gồm cả đa, trung và vi lượng.
Hiện nay, cách bón phân thông minh cho lan là sử dụng phân dê, bởi kết cấu phân dê tan chậm, tan mỗi lần tưới nước cho cây, đảm bảo cây không bị "ngộp" dinh dưỡng như các loại phân khác. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm đạm cá tự ủ cung cấp nguồn đạm dồi dào cho cây.
Trong từng thời kì sinh trưởng khác nhau của cây, cũng cần lưu ý chế độ bón phân như sau:
- Thời kì sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp.
- Thời kì hình thành hoa cần đạm thấp, lân và kali cao c
- Thời kì hoa nở cần kali cao, lân và đạm thấp.
3. Phòng trừ sâu bệnh hại cho lan
Đa số các loài lan ưa các điều kiện thoáng mát, sạch sẽ nên cũng ít sâu bệnh. Tuy nhiên, trên lan cũng dễ bị một số loại bệnh do nấm, vi khuẩn như thối đọt, đốm lá, thối rễ, thán thư, hoặc bị ốc sên, rệp tấn công.
Phòng trừ sâu bệnh trên lan bằng cách phun kết hợp 2 loại chế phẩm sinh học dành cho hoa lan đó là EMI.Orchid và BT-EMI định kỳ 10 ngày 1 lần, phun đẫm thân lá và gốc vào sáng sớm và chiều mát.
Cách chăm sóc phong lan mới trồng vô cùng đơn giản
Cách tỉa cành và chăm sóc cây sau khi hoa tàn
Khi cây đã ra hoa thì không nên để cành hoa trên cây quá lâu vì cây sẽ mất lượng lớn dinh dưỡng để nuôi hoa. Tốt nhất, khi thấy hoa ở ngọn đã tàn và cành chỉ còn lác đác vài bông thì nên cắt bỏ đi để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
Mặt khác, hoa lan không nở quá 1 lần trên cùng 1 cành, ngoại trừ lan hồ điệp. Nếu trồng lan hồ điệp, bạn hãy ngắt cành hoa ngay bên trên 2 mắt dưới cùng của cành khi hoa tàn. Với các loài lan có củ bẹ, bạn hãy cắt cành ngay bên trên củ bẹ. Với những loài lan khác, bạn cần cắt cành càng sát xuống giá thể trong chậu càng tốt.
Chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa lan kiều tím
Cách trồng và chăm sóc hoa phong lan Dendro đơn giản
-------------------------------------------------------------------------
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.com
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban
0 Bình luận