Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa 

Ở Việt Nam, lượng dinh dưỡng cho lúa dao động từ: 

 

Đạm (N)

Lân (P2O5)

Kali (K2O)

Giống lúa thuần dưới 95 ngày

90-100kg

50-60kg

40-50kg

Giống lúa thuần trên 95 ngày

100-120kg

60-70kg

50-60kg

Giống lúa lai dưới 95 ngày

100-120kg

50-60kg

40-50kg

Giống lúa lai trên 95 ngày

100-130kg

70-80kg

50-60kg

Ngoài các nguyên tố đa lượng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển tốt- năng suất coa như Đạm, Lân, Kali thì các nguyên tố trung-vi lượng cũng cần phải bổ sung trong quá trình sinh trưởng, phát triể của cây lúa là: Canxi, Magie, Lưu huỳnh, Silic, Đồng, Sắt, Bo, Mangan,...

Quy trình bón phân cho cây lúa

Bón phân cho lúa được chia làm nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn bón phân hợp lý phù hợp với cây trồng, giống lúa và đất trồng. Quy trình bón phân cho lúa thường bắt đầu bón lót bằng phân chuồng trong quá trình làm đất và phân lân, phân đạm, kali bón trước khi cày bừa lần cuối. 

Các giai đoạn bón phân cho lúa tham khảo bảng sau (áp dụng cho các giống có thời kì sinh trưởng từ 90-100 ngày)

Quy trình bón phân cho cây lúa

1. Quy trình bón lót cho lúa

Nhà nông cần kết hợp làm đất và bón phân lót trước khi gieo sạ 1 tuần để phân bón hoà vào đất ruộng. Qua một thời kì sinh trưởng, cây lúa lấy từ đất 1 lượng dinh dưỡng khá lớn nên giai đoạn này để "bù đắp" lại cho đất. 

Bà con nên dùng phân chuồng và phân lân kết hợp cùng đạm và kali để lót. Bón phân chuồng giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, giảm trừ mầm bệnh có trong đất. Bón khoảng 10 tấn/ ha.

 Lưu ý với giống ngắn ngày nên bón nhiều kali để lúa được bổ sung sớm để kích thích đẻ nhánh. Đối với lúa cấy mạ, bà con cần bón lót khoảng 1/3 đến 2/3 lượng đạm cho ruộng.

Quy trình bón lót cho lúa

2. Quy trình bón thúc cho lúa giúp lúa đẻ nhánh

Ở giai đoạn tiếp theo là thời điểm bón thúc giúp cây đẻ nhánh nhanh hơn. Thông thường, thời gian để thực hiện giai đoạn bón phân này là từ 18-22 ngày sau khi gieo cấy. Việc quan trọng nhất trong thời điểm này là sử dụng đúng lượng và loại phân bón. 

Trong giai đoạn này chúng ta nên kết hợp phân đạm với phân lân. Đối với đất phèn hoặc đất quá chua, việc bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết. Điều này nhằm hạ độ phèn và độc tố trong đất, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho lúa. Khi bón cần lưu ý nên dùng dạng hạt để tránh bám dính gây cháy lá. 

Đây là thời điểm nhu cầu cần phân đạm của cây tăng lên đáng kể. Bón đạm sẽ giúp cây đẻ nhánh nhanh hơn. Ở các trường hợp cây giống dài ngày, giống lúa ngắn ngày đẻ nhánh nhiều, nhiệt độ khi gieo cấy cao cần bón thúc nhiều đạm. Nên dành 1/2-2/3 lượng đạm còn lại để bón thúc giai đoạn đẻ nhánh này. 

Nếu sử dụng phân NPK để bón, tham khảo liều lượng 18-20kg/ 500m2 (360-400kg/ha) đối với NPK 12.2.10; NPK 12.2.12 và NPK 11.1.8

Nếu bón phân đơn, tham khảo liều lượng: 

- Đạm Ure: 100-140kg/ha 

- Kali Clorua: 40-60kg/ha 

Quy trình bón thúc cây lúa giai đoạn lúa đẻ nhánh

3. Quy trình bón phân cho lúa giai đoạn bón thúc đòng (khi lúa đứng cái làm đòng) 

Giai đoạn sau sạ 35 ngày với lúa ngắn ngày và sau 50 ngày với giống lúa dài ngày là thời điểm thích hợp để bón thúc đón đòng. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sản lượng toàn vụ. Đối với giống lúa ít đẻ nhánh nhưng có bông to, hạt nặng thì khi bón đòng cần lưu ý để việc nuôi hjat hiệu quả, có bông lúa to. Thời kỳ đón đòng cần bổ sung NPK có hàm lượng Kali cao giúp bông dài, sáng hạt và chắc hạt. Thăm đồng và đo pH đất ruộng thường xuyên để kiểm soát đất kiềm, đất phèn nếu gặp mưa nhiều.  

Liều lượng bón tham khảo: 

- Với NPK tổng hợp: Bón 160-200kg/ha áp dụng với các dòng NPK 12.2.10; NPK 12.2.12; NPK 11.1.8

- Với bón phân đơn: 200-400kg/ ha đạm ure; 40-60kg/ha Kali clorua. 

4. Quy trình bón phân cho lúa giai đoạn bón thúc nuôi hạt

Đây là giai đoạn trước khi trổ bông khoảng 15-20 ngày. Sau khi lúa trổ bông có thể phun phân bón lá từ 1-2 lần giúp tăng số hạt chắc, tăng năng suất lúa. Đây là thời kỳ bón phân quan trọng nếu như chúng ta trồng lúa ở đất có chế độ giữ phân kém. Do đó, bà con nên nắm bắt kỹ về các công thức bón phân để vừa mang lại hiệu quả mà lại tiết kiệm tối đa chi phí. 

Ngoài ra ở giai đoạn này nên kết hợp quản lý sâu bệnh để ngăn chặn bùng phát ảnh hưởng đến năng suất. Lưu ý nhà nông nên bón phân nuôi hạt từ trước 25 ngày thu hoạch để hạn chế hoá chất tồn dư trên hạt. 

Quy trình bón phân cho lúa giai đoạn nuôi hạt

Một số lưu ý khi bón phân cho lúa

- Lượng đạm cần bón cho lúa vụ mùa, hè thu ít hơn vụ đông xuân. Đối với những diện tích lúa ở các tỉnh phía nam, vụ mùa nắng nóng, đất chua nhiều, phèn bốc mạnh, bà con cần bón nhiều lân hơn vụ đông xuân và thu đông. 

- Đối với các loại chân đất cát, xám, bạc màu cần bón nhiều kali hơn so với các loại đất khác. Do ở các loại đất này hàm lượng hữu cơ và sét thấp, vì thế bà con cần chia phân ra bón nhiều lần để tránh thất thoát phân bón. 

- Đất phèn, trũng, nghèo lân, có yếu tố sắt nhôm thì cần bón nhiều lân để giảm độc tố của sắt nhôm gây ra. 

- Liều lượng bón chỉ mang tính chất tham khảo vì còn phụ thuộc vào giống lúa, điều kiện tự nhiên, vụ lúa, tính chất đất trồng,...

Có thể bạn quan tâm: 

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo