Lúa là loại cây trồng phổ biến nhất ở nước ta. Do đó, việc nhận biết được những dấu hiệu nấm bệnh hại lúa sẽ giúp bạn canh tác hiệu quả, an toàn và đem lại năng suất cao hơn.

Bệnh khô vằn hại lúa

Tác nhân gây bệnh: Nấm Rhizoctonia solani.

Tác hại:

Bệnh ảnh hưởng tới hoạt động canh tác lúa tại các đồng ruộng có hệ thống tưới tiêu hoặc ngập nước. Nguồn gốc của mầm bệnh từ trong đất và lây lan nhanh chóng qua nước tưới và chuyển động của các phân tử đất trong quá trình làm đất.

Dấu hiệu nhiễm bệnh:

Thường xuất hiện vào giai đoạn cuối khi xới đất và trên bìa lá, nhất là ở các cây nằm gần thủy lộ (mương, kênh,…) 

Xuất hiện những chấm do ngấm nước trên bìa lá, ở độ cao cách mặt nước khoảng trên 8 cm. Phần thương tổn có màu trắng – nâu.

Bệnh khô vằn hại lúa

Bệnh khô vằn hại lúa

Bệnh thối bẹ lúa

Tác nhân gây bệnh: Nấm Sarocladium oryzae.

Tác hại:

Bệnh được mô tả lần đầu năm 1992 bởi chuyên gia Sawada ở Đài Loan. Bệnh có thể gây tổn hại mùa vụ từ 20 – 85%. Tình trạng nhiễm bệnh gây thiệt hại cao nhất khi xảy ra ở giai đoạn lúa đẻ nhánh.

Dấu hiệu nhiễm bệnh:

Xuất hiện thương tổn ở phần bìa lá trên.

Vùng thương tổn thường có hình chữ nhật (kích thước 5—15mm), màu nâu xám ở chính giữa.

Bệnh nặng khiến bẹ non không thể mọc. Các bẹ bị ảnh hưởng có thể xuất hiện  tình trạng nấm phát triển mạnh với biểu hiện là các lớp bột trắng ở bề mặt bên ngoài. Ở các bông không trổ được, hoa lúa thường có màu nâu đỏ hoặc xám đen.   

Bệnh thối bẹ lúa

Thối bẹ lúa

Bệnh đốm nâu hại lúa

Tác nhân gây bệnh: Nấm Helminthosporium oryzae

Tổng quan:

Bệnh đốm sẫm xuất hiện khá phổ biến trên cây lúa ở ruộng ngập nước hoặc vùng cao tại nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nhiều bằng chứng cho thấy bệnh nâu sẫm có thể tàn phá nghiêm trọng đối với các vụ lúa ở vùng cao.

Dấu hiệu nhiễm bệnh:

Bệnh đốm sẫm được nhìn nhận là gây hại không kém gì hiện tượng hạt lép (hỏng) hay các bệnh trên lá và phần mày của cây lúa.  

Đối với cây giống, nấm bệnh sẽ gây ra những vùng tổn thương nhỏ hình tròn, màu nâu, ôm quanh lá bao mầm, gây biến dạng lớp lá trong vùng và bên ngoài.

Trong một số trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng tới lá và gây bạc rễ.

Cây giống nhiễm bệnh thường còi cọc hoặc chết.

Trên lá của những cây già, nấm có thể gây ra những vùng tổn thương hình tròn hoặc oval màu nâu nhạt, hoặc xám chính giữa bao quanh bởi những vệt nâu đỏ ven rìa.

Trên những cây tương đối nhạy cảm với nấm bệnh, vùng tổn thương thường có chiều dài khoảng 1 – 4 mm; còn ở những cây đặc biệt nhạy cảm, chiều dài này có thể lên tới 5 – 14 mm.

Trên những cây khỏe có khả năng tự kháng bệnh, nấm sẽ gây ra những đốm đen nhỏ. Khi bệnh nhiễm nặng hơn, thương tổn có thể làm hỏng toàn bộ vùng lá.

Nấm cũng có thể ảnh hưởng tới phần mày của cây lúa, gây ra những đốm oval màu đen hoặc nâu, thậm chí cả hạt (chuyển màu sang đen).

bệnh đốm nâu hại lúa

Bệnh đạo ôn

Tác nhân gây bệnh: Nấm Pyricularia oryzae (P. Grisea)

Tác hại:

Bệnh đạo ôn được xem là một trong những bệnh chính thường gặp trên cây lúa, do phát tán rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng. Nếu phát triển trong điều kiện ưa thích, bệnh có thể hủy hoại 100% mùa vụ.

Đạo ôn lúa, đốt thân, cổ bông, bông lúa

Bệnh đạo ôn lúa

Dấu hiệu nhiễm bệnh:

Đạo ôn lá:

Trên lá lúa (giai đoạn đẻ nhánh) vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt. Về sau vết bệnh lớn dần có  hình thoi, hai đầu nhon dọc theo gần lá, giữa bạc trắng, xung quanh viền nâu, ngoài cùng có quầng vàng hẹp. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vết lớn và gây hiện tượng cháy lá.

Đạo ôn thân lúa:

Trên thân, vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen, về sau lớn dần bao quanh thân, làm cho thân teo lại, cây lúa dễ bị gãy gục.

Đạo ôn đốt thân lúa

Biểu hiện đạo ôn trên đốt thân lúa

Đạo cổ bông:

Trên cổ bông, vết bệnh lúc đầu có màu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm hơi teo thắt lại. Bệnh xuất hiện sớm làm bông lúa bị lép trắng hoàn toàn. Nếu bệnh lép trắng hoàn toàn. Nếu bệnh xuất hiện muộn sẽ gây hiện tượng gẫy cổ bông hoặc hạt bị lửng, lép.

Đạo ôn cổ bông

Bệnh bạc lá lúa

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Xanthomonas oryzae Dowson.

Vi khuẩn xâm nhập thụ động qua khí khổng, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá đặc biệt qua vết thương sây sát trên lá. Khi tiếp xúc với bề mặt có màng nước, vi khuẩn dễ dàng di động xâm nhập vào bên trong qua các lỗ khí, qua vết thương mà sinh sản nhân lên về mặt số lượng, theo các bó mạch dẫn lan rộng đi. 

Tác hại:

Bệnh bạc lá lúa gây tác hại lớn trong vụ mùa. Bệnh có thể phát sinh sớm vào tháng 8, khi lúa làm đòng, trỗ - chín sớm sữa với cá trà lúa sớm.

Bệnh phát sinh phát triển mạnh và truyền lan nhanh trong điều kiện từ 26-30 độ C, ẩm độ cao từ 90% trở lên. Những đợt mưa tháng 8 không những tạo vết thương trên lá mà còn làm cho vi khuẩn sinh sản nhanh, số lượng keo vi khuẩn hình thành nhiều, tạo điều kiện cho sự xâm nhiễm và truyền lan nhanh chóng

-Phân đạm vô cơ có ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát sinh phá triển của bệnh. Các dạng đạm vô cơ dễ làm cho cây lúa nhiễm bệnh mạnh hơn đạm hữu cơ. Nếu bón quá nhiều đạm, cây lúa xanh tốt, thân lá mềm yếu, hàm lượng đạm tự do trong cây tích luỹ cao thì cây dễ nhiễm bệnh nặng. Ở vụ xuân, có thể bón đạm với số lượng cao hơn vụ mùa. Bón phân sâu, bón tập trung, bón nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm làm cho cây lúa đẻ nhánh tập trung, đẻ nhánh thì bệnh bạc lá sẽ nhẹ hơn so với bón phân rải rác và bón muộn. 

Dấu hiệu nhiễm bệnh:

-Bệnh bạc lá lúa phát sinh phá hại suốt thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng có triệu chứng điển hình là thời kỳ khi lúa đẻ - trỗ - chín

-Giai đoạn mạ: Triệu chứng gây bệnh không đặc trưng như trên lúa, do đó dễ nhầm lẫn với các hiện tượng khô đầu lá lúa do sinh lý. Vi khuẩn hại mạ gây ra triệu chứng ở mép lá, mút lá với những vệt có độ dàu ngắn khác nhau, có màu xanh vàng, nâu bạc, khô xác.

- Giai đoạn sinh trưởng: Vết bệnh từ mép lá, mút lá lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính, nhưng cũng có vết bệnh ngay giữa phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác.

Nấm bệnh hại lúa hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu bạn kiểm soát ngay từ thời điểm ban đầu. Một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa nấm hại là sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P phun định kỳ. Vi sinh vật trong chế phẩm sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của cây, giúp cây tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tạo môi trường ngăn cản sự tấn công của nấm bệnh.

NGUỒN HỘI ĐỒNG PHÁT TRIỂN TRỒNG LÚA GUYANA   

 

 

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo