Phương hướng điều trị sinh học cho các loại bệnh hại trên cây dưa chuột
1. Bệnh cháy bìa lá trên cây dưa leo
Triệu chứng: Những đốm nhỏ màu vàng nâu có quầng màu vàng hoặc xanh lục xuất hiện đầu tiên trên những chiếc lá già nhất. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, tổn thương lan rộng và trở thành những mảng lá hoại tử lớn, thường có hình tròn đồng tâm, các vết bệnh liên kết với nhau, lá bắt đầu quăn lại và cuối cùng là rụng lá.
Tác nhân gây ra bệnh cháy bìa lá chính là nấm. Bệnh phổ biến ở những vùng trồng trọt có nhiệt độ cao và lượng mưa thường xuyên.
Quản lý bệnh hại bằng cách sử dụng vi sinh EMINA-P định kỳ 10-15 ngày/ lần kết hợp cùng chế phẩm sinh học EMINA đổ gốc trong quá trình làm đất. Bên cạnh đó nên luân canh với các cây trồng khác 2 năm 1 lần để giảm thiểu mức độ nhiễm bệnh. Loại bỏ các tàn dư thực vật sau mỗi vụ.
Bệnh cháy bìa lá trên cây dưa chuột
2. Bệnh thán thư trên dưa chuột
Các vết bệnh màu nâu gần tròn với các cạnh màu vàng trên lá, cuống lá, thân và quả; vết bệnh trên các giống khác có màu rám nắng với viền xanh; vết bệnh khô và rụng lá. Tác nhân gây ra bệnh là do nấm, phát triển mạnh trong điều kiện ấm áp.
Quản lý bệnh thán thư trên dưa chuột bằng cách sử dụng các giống cây trồng kháng bệnh; sử dụng hạt giống/ cây giống có rõ nguồn gốc xuất xứ; luân canh cây trồng, phun định ký chế phẩm sinh học EMINA-P...
Bệnh thán thư trên cây dưa chuột
3. Bệnh thối trái trên cây dưa leo
Vết bệnh đổi sang màu vàng/ nâu, thường là do quả được tiếp xúc với khu vực đất ẩm ướt và nhiều nước. Nặng hơn, thấy xuất hiện những sợi bào tử nấm mọc lên trên những chỗ thối rữa. Nấm bệnh rất ưa thích khí hậu ẩm ướt.
Để phòng trừ bệnh, ngoài việc xới đất và làm đất kỹ khi trồng, sử dụng chế phẩm sinh học đổ gốc EMINA trong quá trình làm đất, đồng thời phun phòng nấm bệnh trên cây trồng bằng chế phẩm sinh học EMINA-P. Bên cạnh đó, có thể sử dụng màng phủ nilon để tạo hàng rào ngăn cách giữa quả và đất; chú ý hệ thống thoát nước tốt, tránh ẩm ướt.
Bệnh thối trái trên cây dưa chuột
4. Bệnh đốm lá trên dưa leo
Các triệu chứng ban đầu của bệnh xuất hiện trên các lá già dưới dạng các đốm nhỏ có tâm màu nâu nhạt đến nâu vàng; khi bệnh tiến triển, vết bệnh lan rộng ra bao phủ một vùng rộng lớn trên bề mặt lá; các vết bệnh có thể có viền sẫm màu, các trung tâm của vết tổn thương có thể trở nên giòn và nứt.
Tác nhân gây ra bệnh là do nấm tồn tại trên mảnh vụn thực vật, lan truyền nhờ gió và nước; xuất hiện chủ yếu ở các vùng trồng trọt nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Quản lý bệnh đốm lá trên dưa leo bằng cách loại bỏ tàn dư thực vật sau mỗi vụ, loại bỏ cả những cây bệnh. Đồng thời phòng trừ bệnh ngay từ đầu bằng chế phẩm sinh học EMINA-P định kỳ 10-15 ngày/ lần.
Bệnh đốm lá trên cây dưa chuột
5. Bệnh sương mai trên dưa chuột
Bệnh sương mai là một trong những bệnh hại lá quan trọng nhất của cây họ bầu bí. Thông thường, các triệu chứng bắt đầu như những vùng nhỏ màu vàng trên bề mặt lá phía trên. Khi các tổn thương lan rộng, chúng có thể chuyển sang màu nâu với viền không đều, theo thời gian lá có thể khô héo và chết. Cây bị bệnh thấy xuất hiện mốc xám ở mặt dưới của lá, trái thường không bị ảnh hưởng, nếu có có vẻ chỉ bị giảm độ ngọt.
Nấm bệnh ưa điều kiện ẩm ướt.
Bệnh sương mai trên cây dưa leo có thể được phòng trừ bằng cách: không nên trồng cây quá dày, tránh tưới trên cao, nên tưới dưới gốc. Phòng trừ ngay từ đầu bằng việc phun chế phẩm sinh học EMINA-P định kỳ 10-15 ngày/ lần.
Bệnh sương mai trên cây dưa chuột
6. Bệnh phấn trắng trên dưa chuột
Các đốm phấn trắng xuất hiện trên mặt trên của lá, thân và quả. Khi bệnh tiến triển, nấm trắng phát triển, nấm trắng phát triển bao phủ toàn bộ lá và thân. Lá bị nhiễm bệnh trở nên vàng, méo mó, và có thể rụng sớm. Tác nhân gây bệnh là nấm, các bào tử được gió mang từ nơi này sang nơi khác. Bệnh ưa thích ở nhiệt độ ấm áp và râm mát.
Sử dụng các giống kháng bệnh và phun phòng trừ ngay từ đầu bằng việc phun chế phẩm sinh học EMINA-P định kỳ 10-15 ngày/ lần để kiểm soát bệnh phấn trắng trên cây dưa leo.
Bệnh phấn trắng trên cây dưa chuột
7. Bệnh héo rũ vi khuẩn trên dưa chuột
Triệu chứng chính của bệnh này là dây leo bị héo nghiêm trọng, sau đó cây chết nhanh chóng. Bệnh do vu khuẩn Erwinina tracheiphila gây ra, lúc đầu chỉ có thể ảnh hưởng đến một số dây leo trên cay. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, nhiều lá héo hơn và cuối cùng toàn bộ cây bị ảnh hưởng. Bệnh héo vi khuẩn nghiêm trọng nhất trên dưa leo và ít nghiêm trọng hơn trên bí, bí ngô và dưa hấu.
Không có thuốc đặc trị bệnh héo rũ trên dưa leo bởi đây là bệnh do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn được mang từ cây này sang cây khác bởi bọ dưa. Bọ cánh cứng lây lan vi khuẩn héo rũ bằng cách ăn những cây bị nhiễm bệnh sau đó ăn sang cả những cây khoẻ mạnh.
Kiểm soát ngay từ đầu bọ cánh cứng bằng chế phẩm sinh học BT-EMI định kỳ 10-15 ngày/ lần. Loại bỏ những cây bị nhiễm bệnh để tránh lây lan.
Bệnh héo rũ do vi khuẩn trên cây dưa chuột
8. Virus khảm dưa chuột.
Virus khảm dưa chuột là virus phổ biến có thể ảnh hưởng đến không chỉ dưa chuột và họ bầu bí mà còn ảnh hưởng đến rau bina, rau diếp và một số loại cây cảnh. Các triệu chứng bao gồm lá dưa chuột bị biến dạng và vàng úa với dạng khảm, làm giảm sự phát triển của cây, dẫn đến năng suất giảm và quả bị biến dạng.
Virus khảm thường lay lan qua côn trùng, đặc biệt là rệp vừng. Tuy nhiên, nó cũng lây truyền qua các dụng cụ làm vườn bị nhiễm bệnh và sau khi xử lú các cây dưa chuột khác có nhiễm virus.
Không có biện pháp kiểm soát nào có sẵn để điều trị virus khảm, bất kỳ cây bị nhiễm bệnh nào đều phải bị tiêu huỷ hoàn toàn. Các cách để ngăn chặn virus khảm dưa chuột bao gồm trồng các giống kháng bệnh, bệnh kiểm soát quần thể rệp, tưới nước vào gốc cây và thực hành vệ sinh vườn tốt.
Phun phòng rệp vừng bằng chế phẩm sinh học sinh học BT-EMI định kỳ 10-15 ngày/ lần.
Bệnh khảm trên cây dưa chuột
Có thể bạn quan tâm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.com
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban
0 Bình luận