IPM là gì và tại sao nó thông minh?

IPM là viết tắt của "quản lý dịch hại tổng hợp". Đó là một cách quản lý côn trùng, bệnh tật, cỏ dại, động vật và các sâu bệnh khác gây thiệt hại bằng các biện pháp sinh học, canh tác, cơ học và hoá học. Phương pháp này sử dụng một loạt các bước để hiểu sâu bệnh và quyết định các phương pháp kiểm soát tốt nhất. Các nguyên tắc của IPM có thể được áp dụng để quản lý cỏ dại và sâu bệnh trong vườn rau của bạn. 

Mục tiêu của IPM là giảm rủi ro về môi trường, sức khoẻ và kinh tế.Bằng cách hiểu rằng có thể sử dụng nhiều phương pháp để quản lý vấn đề dịch hại, có thể giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu trong khi vẫn giải quyết vấn đề của khu vườn. Những người làm vườn thông minh sử dụng IPM để bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường bằng cách đưa ra các lựa chọn quản lý dịch hại thân thiện với môi trường hơn. 

IPM và phương pháp hữu cơ có giống nhau không?

Không phải lúc nào cũng vậy. Sản xuất thực phẩm hữu cơ hạn chế hơn, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học với những sản phẩm được sản xuất từ nguồn tự nhiên thay vì cho phép hoá chất tổng hợp như một số chiến lược IPM đã làm. Tuy nhiên, IPM có thể được sử dụng trong mọi loại hình sản xuất và bạn có thể áp dụng chiến lược quản lý IPM hữu cơ.

Các bước thực hiện IPM trên vườn rau nhà bạn

Xác định sâu bệnh và hiểu rõ vòng đời của chúng.

Biết cây trồng của bạn, biết các loài gây hại phổ biến ảnh hưởng đến chúng và thiệt hại mà chúng gây ra. Chỉ có một số loài côn trùng thực sự là loài gây hại; nhiều loài có lợi hoặc không có hại. Dành thời gian để xác định côn trùng có lợi và côn trùng thụ phấn cho cây. 

Hiểu rằng các giai đoạn sống khác nhau của sâu bệnh không giống nhau và không phải tất cả các giai đoạn đều gây ra thiệt hại hoặc có thể quản lý được. Bằng cách hiểu vòng đời của chúng, bạn sẽ biết được thời điểm nào là tốt nhất cho các chiến lược quản lý thành công. 

Các giai đoạn sống khác nhau của bọ rùa có lợi: ấu trùng, nhộng, trưởng thành. 

Ảnh của Bugwood.org: Ấu trùng- Frank Peairs, CO St U, nhộng và trưởng thành- Russ Ottens, UofGA

Ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại.

Nói chung, các loài gây hại được quản lý tốt nhất bằng cách ngăn chặn chúng bằng chiến lược phương pháp nhất định. Một số phương pháp được đề xuất như che chắn vườn rau, sử dụng chế phẩm sinh học tiêu diệt sâu bệnh (nguyên tắc của các chế phẩm sinh học là gây bệnh hoặc kí sinh lên cơ thể côn trùng- an toàn với môi trường và con người), sử dụng thiên địch, bẫy côn trùng. Có thể sử dụng phương pháp hoá học tuy nhiên không khuyến khích vì để lại nhiều hậu quả và tồn dư trong đất cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. 

Ghi lại nhật kí 

Sử dụng các thông tin bạn biết được để thiết lập một kế hoạch và phương pháp quản lý dịch bệnh vào năm sau. 

Khi đã xác định được vấn đề, bắt tay vào làm việc. Bạn đừng hi vọng hiệu quả sẽ đạt 100%, một số thiệt hại do côn trùng có thể chịu được và vẫn cho phép thu hoạch rau chất lượng tốt. 

Sử dụng các phương pháp quản lý dịch hại thân thiện với môi trường 

Giữ dụng cụ và thiết bị sạch sẽ bằng cách sử dụng dung dịch thuốc tẩy Clo 10% để khử trùng dụng cụ sau khi sử dụng chúng trên cây bị bệnh. Giữ cho các dụng cụ thiết bị sạch sẽ để tránh lây nhiễm chéo. 

Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ, thiết bị sau khi làm việc với cây bệnh

Ảnh của Joy Landis, chương trình IPM của MSU

Thay đổi vị trí khu vườn vài năm một lần nếu có chỗ trống. Điều này sẽ giúp tránh sự tích tụ của các bệnh thực vật và côn trùng. 

Quản lý cỏ dại bằng cách nhổ cỏ bằng tay hoặc xới đất bằng cuốc, hoặc phủ lớp hữu cơ sau khi đất ấm lên. Nếu sử dụng thuốc diệt cỏ, không nên, vì có thể dễ gây hỏng cây trồng của bạn, và để lại nhiều tồn dư hoá chất trong đất. Trồng cây che phủ sau thu hoạch. 

Sử dụng rơm làm lớp phủ hữu cơ sẽ giúp quản lý cỏ dại

Ảnh của Rebecca Finneran, MSU Extension

Quản lý côn trùng và động vật gây hại cắn phá khác bằng cách sử dụng xà phòng diệt côn trùng và dầu làm vườn với côn trùng và các loài thân mềm (khuyến cáo). 

Bà con nên quản lý bệnh bằng cách phòng ngừa hơn là điều trị. Hoặc chọn các giống rau màu kháng bệnh và lưu ý giữ khoảng cách cây hợp lý để không khí và độ ẩm ở mức hợp lý. 

Tham khảo các bài viết khác:

Quản lý dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management- IPM) là gì?

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

ipm

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo