Sâu bệnh hại quế luôn là nỗi lo của bà con nông dân. Chúng gây thiệt hại lớn và thường bùng phát nhanh nếu không kịp thời ngăn chặn. Cùng EMI tìm hiểu sâu bệnh hại quế nhằm có hướng khắc phục hiệu quả.

Bệnh phấn trắng hại quế

Bệnh phấn trắng hại quế do nấm ký sinh Erysiphe cichoarcearum gây ra, nấm tấn công lá bao phủ bởi một lớp màng trắng với tốc độ nhanh.

Nấm phát tán bào tử nhờ gió, nước và không khí…

Bênh phấn trắng trên quế

Bệnh phấn trắng hại quế

Cách kiểm soát bệnh phấn trắng hại quế vừa an toàn và hiệu quả bằng việc sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P. Phun vi sinh ở nồng độ 2%, 

Bệnh cháy lá quế

Cháy lá quế do nấm Collectotrichum sp. gây ra khiến lá quế có hiện tương khô mép và giữa lá. Bệnh thường gây hại chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ.

Để ngăn chặn bệnh cháy lá quế, bà con chủ động phun chế phẩm sinh học EMINA-P phòng ngừa.

Bệnh cháy lá quế

Bệnh cháy lá quế (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam)

Bênh tua mực quế

Bệnh tư mực hại quế do một loại khuẩn bào phát hiện trong thân cây quế gây ra đó là Phyto plasma.

Khi bị bệnh cây quế còi cọc, mọc phân nhánh nhiều ngọn nhỏ và xoăn lai như tua mục. Rễ cây bị kìm hãm, héo úa và cuối cùng là chết cây.

Hiện tay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tua mực quế. Biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất hiên nay là tiêu diệt rệp môi giới ưu tiên các loại chế phẩm nấm ký sinh trên côn trùng BT, phun theo tỷ lệ 1 lít BT cho 100 lít nước. Khi cây bị bệnh nặng đem đi tiêu huỷ.

Bệnh tua mực hại quế

Bệnh tua mực hại quế

Sâu đo hại quế

Sâu đo hại quế thuộc họ Geometridae, bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Vòng đời kéo dài khoảng 60 ngày: giai đoạn trứng 7 ngày, sâu non 29 ngày, nhộng 25 ngày, trứng được đẻ ở mặt sau của lá, kẽ hở thân cây, tập trung thành đám.

Mỗi con cái có thể đẻ 1.000 - 1.500 trứng. Sâu non hoạt động mạnh, nhả tơ di chuyển theo gió, con non ăn mỗi phần thịt lá, sâu trưởng thành ăn toàn bộ lá.

Sâu đo hại quế thường không quá ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng cần phun kiểm soát để tránh sâu ăn chụi lá, gây còi cây.

Sâu đục thân hại quế

Sâu đục thân, cành là đối tượng tương đối nguy hiểm với cây quế. Xén tóc đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây, cách thân khoảng 1.5m trở xuống. Sau đó sâu non ăn phần vỏ mềm tiếp xúc với phần gỗ. Khi sâu tuổi lớn chúng sẽ đục sâu vào bên trong tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, nơi vết đục thấy phân và mạt cưa đùng ra ngoài. Sâu làm mạch dẫn nhựa của cây bị đứt khiến cây khô và chết dần. Sâu gây hại tập trung vào tháng 5 đến tháng 12 trong năm.

Sâu đục vào bên trong thân cành nên rất khó tiêu diệt. Cần áp dụng những biện pháp tổng hợp sau đây:

-Tỉa cành, tạo tán: Tỉa bớt các cành trọng tán, cành vo hiệu, cành sát mặt đất, cành khô giúp cây được thông thoáng.

-Dùng bẫy đèn để bắt xén tóc.

-Thực hiện bắt sâu thủ công hoặc bơm trực tiếp thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn hay xông hơi mạnh và trong miệng lỗ, bít lỗ lại bằng đất sét.

Hy vong bài biết trên có thể giúp bạn nắm bắt được một số loại sâu bệnh hại quế phổ biến cũng như cách ngăn chặn chúng hiệu quả.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo