Trồng rau: Đam mê nhưng cần tỉnh táo
Trồng rau: Đam mê nhưng cần thêm lý trí
Bên cạnh những nét đẹp chuẩn mực của người phụ nữ Á Đông như gương mặt trái xoan, làn da trắng nõn nà, mái tóc đen dài cùng vóc dáng thon thả,… Nguyễn Kim Liên còn là cô gái rất thông minh, tháo vát và tràn đầy nhiệt huyết.
Chị Liên
Sinh trưởng tại làng Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, trong suốt thời phổ thông và bốn năm đại học, Liên luôn đạt thành tích xuất sắc và vì thế, ngày càng trở nên tự tin. Ngay khi vừa mới tốt nghiệp, cô đã được nhận vào một ngân hàng lớn ở Hà Nội mà bao bạn bè mơ ước. Nhờ bản thân không ngừng nỗ lực cùng kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả nên chỉ sau 4 năm, Liên đã tự mua được cho mình một căn nhà nhỏ và có cuộc sống khá thoải mái, hạnh phúc tại thủ đô, bên cạnh người chồng hào hoa, phong độ.
Bước vào cuộc sống gia đình, cũng như bao người phụ nữ khác, Liên phải tính toán việc mua rau gì, thịt gì,… cho mỗi bữa ăn hàng ngày. Trong câu chuyện với các bà nội trợ, cô thường nghe họ than thở về vấn nạn “rau bẩn” cùng ước mong “có rau sạch, rau hữu cơ để ăn, cho dù phải trả giá cao hơn”. Nhưng mỗi lần về quê thăm cha mẹ, Liên lại thấy bà con toàn phun những loại hóa chất không mấy an toàn lên ruộng vườn, và cô bắt đầu “ghê sợ” mỗi khi động đũa vào món rau.
Thấy rõ sự bất cập giữa ước muốn của người tiêu dùng với thực trạng sản xuất rau, Liên đã về quê vận động bà con từ bỏ lối canh tác truyền thống, không sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật, chuyển sang trồng rau hữu cơ để đảm bảo sức khỏe cho chính mình lẫn người ăn. Ý tưởng đó, mặc dù được rất nhiều người tán dương song không ai làm theo do lo ngại đầu tư lớn. Không bỏ cuộc, Liên quyết định mua 3 ha đất tại quê và thuê 20 nhân công để trồng rau hữu cơ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường, đồng thời kiến tạo công ăn việc làm cho bà con và đóng góp vào sự chuyển dịch của nền nông nghiệp theo xu hướng mới.
Tuy không được đào tạo bài bản về nông nghiệp, nhưng nhờ thông minh cùng khả năng tiếp cận thông tin tốt, Liên đã nhanh chóng nắm bắt các quy trình sản xuất rau hữu cơ từ các bài viết và video trên mạng. Cô chi tiền đầu tư hệ thống nhà màng, tưới nước tự động, cấp điện cùng nhiều trang thiết bị cần thiết khác. Chưa hết, Liên còn thuê chuyên gia nông nghiệp hữu cơ về tập huấn cho bà con và cứ thế khởi động dự án.
Nhưng “người tính không bằng trời tính”. Kết quả vụ sản xuất đầu tiên, rất tiếc đã không được như kỳ vọng: rau mới nhú đã mắc phải bệnh gì đó và chết sạch. Cho rằng đất có thể đã được cải tạo chưa đúng cách, cô động viên bà con làm lại. Vụ tiếp theo, cây mọc tốt hơn nhưng lại bị sâu gặm nham nhở, lá chi chít hàng ngàn lỗ thủng. Cứ như thế, vườn rau của Liên cho năng suất quá thấp, hình thức xấu, giá thành tính ra cao gấp 4 lần rau canh tác bằng phương pháp truyền thống, cho nên rất khó tiếp cận người tiêu dùng. Trong khi đó, cô vẫn tiếp tục phải lo chi phí nhân công, điện, nước, phân hữu cơ, … và ghi nhận khoản lỗ hơn 1 tỷ đồng sau năm đầu tiên hoạt động.
Có những lá rau cải thậm trí có đến hàng nghìn cái lỗ nhỏ
Ngồi lại phân tích tình hình, Liên cho rằng nguyên nhân dẫn đến kết quả tệ hại như vậy có lẽ là do cô đã không sát sao với công việc khi chỉ thuê người làm và quản lý từ xa. Vì thế, cô quyết định xin nghỉ việc ngân hàng để về quê “cuốc đất trồng rau”, khiến cấp trên “sững sờ”, bạn bè và đồng nghiệp “ngỡ ngàng”. Giờ đây, mỗi khi nghĩ lại cảnh “thân gái một mình trong đêm tối tại căn chòi giữa cánh đồng hoang và tiếng gió hun hút bên tai”, toàn thân Liên không khỏi nổi hết da gà.
Những ngày đầu mới về trực tiếp quản lý trang trại, cô đã lăn lộn cùng người làm nhổ từng ngọn cỏ, dặm từng cây rau và chăm chút chúng hơn cả chính bản thân mình. Vốn chỉ quen với công việc văn phòng, thật khó để cô gái nhỏ nhắn có thể thích ứng ngay được sự khó nhọc trên đồng áng. Trong một lần cố gắng giúp công nhân kéo vòi phun nước, sức căng của sợi dây đã làm Liên ngã xuống rãnh nước gần đó và chạm phải một vật sắc nhọn, cảm giác lạnh buốt một bên tay. Cô gượng dậy và chứng kiến xương tay đang lòi hẳn ra ngoài “trắng bệnh” rồi ngất tại chỗ. Khi tỉnh dậy, Liên thấy mình nằm trong bệnh viện với vết khâu dài hơn 20 mũi trên cổ tay.
Chi Liên những năm vật lộn với vườn
Thế nhưng, sau hơn hai năm vật lộn với cái giá phải trả bằng cả mồ hôi, máu và nước mắt, sự nghiệp trồng rau hữu cơ của Liên vẫn không có nhiều chuyển biến. Năng suất không tăng, rau bị hỏng nhiều, doanh thu không đáng là bao so với chi phí. Ngoài ra, khoảng cách giữa thực tiễn mua sắm – vốn dựa trên thói quen – của người tiêu dùng với những định hướng truyền thông về một nền nông nghiệp sạch hãy còn rất xa. Tiêu sạch tiền tiết kiệm, cô phải bán cả nhà để trang trải cho vườn rau hữu cơ.
Với đầu óc nhanh nhậy và tư duy tài chính của một nhà đầu tư đúng nghĩa, Liên nhận thấy con đường mình đang đi thực sự không có lối thoát. Cuộc chiến với những con bọ bé xíu thậm chí còn khó khăn gấp bội so với chiến thuật ứng xử trước các khách hàng khó tính. Cô chấp nhận cắt lỗ, bán ngay mảnh đất và chuyển hướng sang kinh doanh giống măng tây khi nhận thấy nhu cầu đối với loại cây trồng này đang tăng trưởng mạnh mẽ. Nhờ đã có kinh nghiệm ươm cây giống và bài học sau thất bại đầu tiên trên con đường khởi nghiệp, Liên nhanh chóng gây dựng lại cơ nghiệp cho riêng mình nhờ cung cấp giống măng tây và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người trồng. Cô trả hết nợ và mua được căn hộ mới cho gia đình.
Vườn măng tây Chị Liên
Mặc dù vậy, nghề trồng măng tây cũng đối mặt với vô số áp lực. Liên phải đi nhiều để gặp gỡ đối tác, vừa chăm vườn vừa lên đơn cho các đơn vị tiêu thụ. Những hoạt động ngày càng dồn dập và choán hết thời gian của cô. Có lúc khách giục vì mãi chưa nhận được hàng, khi thì nhà vườn than phiền vì cây mắc bệnh,… Các cuộc gọi và tin nhắn tới tấp khiến Liên luôn ở trong tình trạng căng thẳng quá độ và mệt mỏi. Áp lực dồn nén nhưng không biết chia sẻ cùng ai, cô dần trở nên trầm cảm và mắc bệnh mất ngủ triền miên.
Khởi đầu cho một sự thay đổi mới
Trong một lần tình cờ tham dự sự kiện cùng Công ty Cổ phần EMI Nhật Bản, Liên đã tìm thấy những người bạn có cùng đam mê và chí hướng, nhưng với các giải pháp đơn giản hơn nhiều cho những vấn đề mà cô đang mắc phải. Tại EMI, các vấn đề cốt lõi trong khởi nghiệp nông nghiệp được quan sát và mổ xẻ qua rất nhiều lăng kính, từ tính cá nhân hóa, tập quán của người tiêu dùng cho tới những quy luật bất biến trên thị trường,… để người làm kinh doanh có thể dựa vào đó mà vạch ra cho mình hướng đi phù hợp nhất. Đối với EMI, tất cả mọi cá nhân đều sẵn mang trong mình giá trị. Điều quan trọng là họ cần được tập hợp với nhau thành chuỗi, với những người xuất sắc nhất đứng đầu các mắt xích.
Để giải quyết các vấn đề cốt lõi của nông nghiệp hữu cơ, EMI chủ trương can thiệp bằng những lọai vi sinh vật có lợi cho cây trồng, vật nuôi, … giúp bảo vệ mùa màng, tạo ra các sản phẩm với năng suất và chất lượng vượt trội, bên cạnh hình thức đẹp cùng chi phí thấp. Nếu chỉ dựa trên mức giá, khách hàng của EMI thường khó phân biệt rau hữu cơ với rau thông thường. “Rau sạch giá chợ” là mục tiêu của EMI – cung cấp những loại nông sản đẳng cấp ra thị trường mà mọi người dân đều có khả năng tiếp cận.
Cửa hàng " Rau sạch - Giá chợ" ra đời
Cơ duyên làm việc cùng EMI đã giúp năng khiếu bán hàng của Liên có môi trường để tỏa sáng. Cô nhận lời làm giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản EMI và chịu trách nhiệm phát triển chuỗi cửa hàng “nông sản sạch giá chợ” – XASA Mart – cùng những cộng sự đầy tài năng và tâm huyết không khác gì cô. Chỉ sau 02 tháng, cửa hàng XASA đầu tiên đã thu được kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng – doanh số xấp xỉ 500 triệu/tháng với tỷ suất lợi nhuận trên 30%. Quan trọng hơn, Liên giành được thêm nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình và lấy lại vẻ trẻ trung, yêu đời như trước kia của cô. Sang năm 2022, Liên kỳ vọng sẽ mở được 50 cửa hàng XASA tại các khu chung cư trên khắp Hà Nội, để “nhà nhà được ăn rau sạch với giá rẻ”.
Rau sạch giá chợ
Giờ đây, sau bao vất vả, cô đã có thể thể kê cao gối ngủ ngon, miệng mở lại nụ cười rạng rỡ và cất lên giọng hát trong trẻo bấy lâu nay thất lạc.
0 Bình luận