Mảnh đất Tây Nguyên đang nhộn nhịp một mùa vui, trên các buôn làng trong không khí thu hái cà phê về.

Khác với mọi năm, năm nay bà con người Ba Na tại Đăk Đoa, Gia Lai đã cùng tham gia chuỗi sản xuất cà phê cùng HTX Nông nghiệp & Dịch vụ Lam Anh để làm ra những hạt cà phê sạch, góp phần nâng tầm thương hiệu giá trị cà phê Việt.

Anh Xuân, một nông dân trẻ sinh ra và lớn lên cùng mảnh đất cà phê thân quen này, giờ đây đã bắt đầu học hỏi lại và chuyển hướng sang cách trồng gần gũi với tự nhiên " trả lại màu xanh cho đất". Bắt đầu từ việc loại bỏ hoàn toàn hóa chất nông nghiệp ra khỏi đất. Anh chia sẻ: " Canh tác theo Cà phê sạch đấy, lấy của tự nhiên để xây dựng cho những cây cà phê, của tự nhiên cho tự nhiên sẽ góp phần tạo môi trường xanh - sạch. Có những cái mà hiệu quả hơn so với sử dụng hóa học. Từ khi mình thay đổi cũng thấy hiệu quả và khả năng là sẽ vững bền hơn so với sử dụng hóa học, hóa chất như ngày xưa"

Phát triển cà phê ở vùng dân tộc thiểu số

Mô hình phát triển cà phê ở vùng dân tộc thiểu số

36 hộ dân người Ba Na tại huyện vùng sâu Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai đã đồng lòng tham gia liên kết cùng HTX Nông nghiệp & Dịch vụ Lam Anh, cùng nhau tìm ra giải pháp để cộng đồng duy trì sản xuất vượt qua khó khăn do thời tiết và dịch bệnh.

Với năm đầu tiên chuyển đổi, quá trình canh tác đã giảm thiểu được 50% lượng phân bón hóa học, tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho bà con nông dân. Những lỗ lực của bà con đã được đền đáp bằng năng xuất, chất lượng cà phê đạt được trong mùa thu hoạch này.

Theo ngành chức năng huyện Đăk Đoa đánh giá, mô hình liên kết sản xuất cà phê sạch của cộng đồng người Ba Na không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà con có cả giá trị tinh thần mà người Ba Na này lan tỏa đến bà con vùng trồng Cà phê Tây Nguyên.

Xem chi tiết tại video dưới đây:

Phát triển cà phê ở vùng dân tộc thiểu số

Bài viết trích từ: VTV1

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo