Hoa hồng là một trong những loại cây được trồng phổ biến trên khắp cả nước. Hầu hết hoa hồng cần nhiều sự chăm sóc để phát triển và nở đúng thời điểm mong muốn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi trồng hồng là không biết cách kiểm soát dịch bệnh. Vậy những bệnh phổ biến trên hoa hồng là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau

Hoa hồng có rất nhiều bệnh do đó quá trình phun phòng ban đầu là rất cần thiết, bởi vì khi phát sinh rồi thì những loại thuốc đặc trị chưa chắc đã hiệu quả. Đặc biệt trong thời điểm mùa xuân đến, hoa hồng rất dễ mắc phải bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng hoa hồng

Nấm Sphaerotheca pannosa var. rosae gây bệnh phấn trắng trên hoa hồng. 

Bệnh xuất hiện khi thấy những chất phấn trắng xám trên bề mặt lá, chồi, lá bị biến dạng và rụng. Bệnh còn làm nụ không nở và khiến tạo ra những bông hoa kém chất lượng.

Phấn trắng phát triển thích hợp trong điều kiện độ ẩm cao trên 85%, nhiệt độ 18-27 độ C.

Khi bệnh phát sinh bạn có thể tham khảo những thuốc diệt nấm có thành phần: Propiconazole, thiophanate-methyl, myclobutanil, lưu huỳnh, dầu neem hoặc baking sode trộn với tinh dầu làm vườn.

Tuy nhiên nên phòng bệnh định kỳ bằng chế phẩm sinh học như EMINA-P phun cho hoa hồng để kiểm soát hiệu quả phấn trắng.

Phấn trắng trên hoa hồng

Bệnh phấn trắng trên hoa hồng

Bệnh đốm đen hoa hồng

Đốm đen là một bệnh hoa hồng phổ biến và nghiêm trọng dễ phát triển thành dịch trong mùa xuân. Nấm Diplocarpon rosae gây bệnh đốm đen 

Các triệu chứng xảy ra gồm: Lá có các đốm đen, hình tròn, lá vàng và rụng đi. 

Bệnh đốm đen chịu được nhiều loại điều kiện thời tiết, do đó nó phát triển trong suốt các mùa. Tưới nưới từ trên cao xuống hay bất kỳ nguồn nước nào bắn tung toé sẽ kích hoạt các bào tử từ mảnh vụn của cây bị nhiễm bệnh.

Để ngăn ngừa bệnh đốm đen cần thực hiện những biện pháp sau:

Thường xuyên dọn dẹp, loại bỏ lá già, lá rụng trên mặt đất

Cắt tỉa chồi, lá bị nhiễm bệnh. Không nên tưới cho hoa hồng khi đã sang chiều muộn.

Phun định kỳ chế phẩm sinh học EMINA-P ở nồng độ 1%

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm hoá chất chứa những thành phần sau khi bệnh phát sinh: 

Chlorothalonil, mancozeb, myclobutanil, propiconazole….nhưng cách hiệu quả nhất và an toàn nhất nên phun phòng bệnh.

Bệnh đốm đen hoa hồng

Bệnh đốm đen trên hoa hồng

Bệnh thối thân hoa hồng

Bệnh xuất hiện khi trên thân có những vùng chết từ nâu nhạt đến nâu tía sẫm. Chúng được gây ra bởi nhiều loài nấm khác nhau bao gồm Botryosphaeria, Leptosphaeria, Coniothyrium và Cryptosporella. Những loại nấm này xâm nhập vào cây khoẻ mạnh thông qua các vết thương hở, cắt tỉa không đúng cách, gió, mưa. Bệnh thường xảy ra trên những bông hồng bị suy yếu do đốm đen, dinh dưỡng kém.

Không có thuốc diệt nấm đặc hiệu để kiểm soát thối thân. Do đó, cách giữ cho cây khoẻ mạnh bằng cách phun phòng định kỳ chế phẩm sinh học đem lại hiệu quả tối ưu.

Bệnh rỉ sắt trên hoa hồng

Bệnh do nấm Phragmidium gây ra. Cây xuất hiện những đốm màu cam trên thân và lá. Khi bệnh nghiêm trọng một chất giống như bụi màu cam có thể xuất hiện trên bề mặt cây và bề mặt đất dưới cây. 

Rỉ sắt tấn công tất cả các bộ phân của cây trừ rễ và cánh hoa. Lá bị bệnh nặng có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu và rụng.

Cách kiểm soát bệnh rỉ sắt:

Trồng hồng thông thoáng, tỉa bớt cành, không tưới nước khi trời tối.

Nhổ bỏ và tiêu huỷ những cây bị bệnh

Phun phòng định kỳ bằng EMINA-P để ngăn ngừa rỉ sắt phát sinh

Khi rỉ sắt tấn công mạnh, có thể can thiệp bằng những loại thuốc có chứa chlothalonil, mancozeb, lưu huỳnh, đặc biệt những loại có chứ myclobutanil, propiconazole (các thành phần hoạt chất di chuyển vào lá).

Bệnh rỉ sắt hoa hồng

Bệnh rỉ sắt trên hoa hồng

Bệnh mốc xám hoa hồng

Bệnh mốc xám được cho là do nấm Botrytis cinerea Person gây ra. Biểu hiện bệnh xuất hiện khi những bông hoa có chỗ trũng bị đổi màu (thối) và chết dần, lan xuống thân. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong mùa sinh trưởng nên cần phải phòng ngừa thường xuyên mới đem lại hiệu quả và an toàn.

Ban đầu vết bệnh khá thưa thớt, có những đốm nhỏ mềm nhũng trên thân, lá và hoa. Khi độ ẩm tăng cao, các vết bệnh này sẽ phát triển mạnh, có thể bao phủ lấy cây bởi một lớp bào tử nấm xám. Bên canh đó, bệnh mốc xám thường xuất hiện nhiều tại các vị trí mà cây tiếp xúc với đất hoặc bị tổn thương.

Cách ngăn chặn bênh mốc xám như sau:

Tỉa hoa, cành xong dọn sạch sẽ, tạo độ thông thoáng

Phun phòng bệnh bằng EMINA-P

Nếu cần can thiệp bằng hoá chất, có thể sử dụng các loại thuốc điệt nấm chứa thiophanate methyl, chlorothalonil hoặc dầu neem. 

Bệnh mốc xám trên hoa hồng

Bệnh mốc xám trên hoa hồng

Bệnh khảm trên hoa hồng

Các triệu chứng liên quan đến virus khảm hoa hồng (RMV) rất đa dạng. Các kiểu đường lượng sóng màu vàng, đốm vòng và lốm đốm trên lá sẽ xuất hiện trên một số giống hoa hồng vào một thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng. Cây bị suy yếu và trở nên nhạy cảm hơn với những tác động xấu như thời tiết, nấm bệnh.

Bệnh lây lan chủ yếu qua chích hút và cây ghép từ cây bệnh và chưa có cách điều trị, ngăn chặn sự lây lan là tiêu diệt chích hút.

Tham khảo thêm:

Cách phòng trừ bọ trĩ và nhện cho hoa hồng

Bí quyết trị nhện đỏ trên hoa hồng dứt điểm không dùng hoá chất

Bệnh khảm trên hoa hồng

Bệnh khảm trên hoa hồng

Bệnh sùi thân hoa hồng

Do một loại vi khuẩn sống trong đất gây ra, Agrobacterium tumefaciens. Triệu chứng là các đốt thân ngắn lại tạo thành những u sưng tròn hoặc sưng tấy. Các u có màu xanh  nhạt hoặc gần như trắng khi còn non, khi chúng già đi, các u tối dần và trở nên hoá gỗ. Chúng làm gián đoạn dòng chảy của chất dinh dưỡng, do đó làm cây suy yếu và còi cọc.

Chưa có cách để chăn chặn bệnh sùi thân, nên loại bỏ ngay những cây bị bệnh và khử trùng dụng cụ cắt tỉa mỗi lần trước khi sử dụng.

Bệnh sùi thân trên hoa hồng

Bệnh sùi thân trên hoa hồng

Hầu hết mọi bệnh hại trên hoa hồng đều có thể đẩy lùi được, nếu bạn chủ động phòng ngừa. Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P sẽ kiểm soát phần lớn nấm bệnh hoa hồng, hoa thơm, sai hoa và cây khoẻ.

Kiểm soát bệnh hại hoa hồng bằng Chế phẩm vi sinh EMINA-P

Để được tư vấn cách xử lý bệnh hại hoa hồng, bạn có thể liên hệ đến:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

 

 

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo