Độ pH thích hợp trong nước ao nuôi tôm bao nhiêu?

Độ pH trong ao nuôi tôm chính là chỉ tiêu để đánh giá môi trường sống của tôm, cụ thể là tính axit hoặc bazo của nước, đây là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm. Độ pH thích hợp trong ngưỡng 7,5-8,5. Hiện nay, bà con nuôi trồng thường sử dụng máy đo pH để kiểm soát được thường xuyên độ pH trong ao nuôi tôm. Để đo được độ biến động trong mức cho phép của pH thì khuyến nghị bà con nên đo vào lúc 6 giờ và 14 giờ để có kết quả chính xác nhất. 

Độ pH không nên biến động quá 0,5 bởi nếu biến động quá lớn sẽ khiến tôm không kịp thích nghi, yếu, bỏ ăn. Nếu chỉ số pH < 5,5-6 thì đây là môi trường mang tính axit. Độ pH này không phù hợp với ao nuôi tôm vì nó làm giảm sự tích trữ khoáng trong tôm, giảm độ sinh sôi cũng như làm chậm quá trình lớn của tôm trong ao. Độ pH thấp cũng làm các kim loại nặng dưới nền đáy ao như Fe, Cu, Hg, Pb sẽ được giải phóng và gây ngộ độc cho tôm. 

Cách nâng pH trong ao nuôi tôm

Nguyên nhân dẫn đến nồng độ pH trong ao nuôi tôm giảm?

Trong quá trình xử lý ao nuôi, nếu không vệ sinh chất thải của vụ nuôi cũ, không bón đủ vôi xử lý cũng như không phơi ao đủ thời gian khiến cho chất thải tồn đọng cũng như ao còn nhiễm phèn. 

- Trong một số trường hợp kể cả khi bạn đã xử lý cải tạo tốt ngay từ đầu thì cũng có một số nguyên nhân từ tác động của thiên nhiên khiến ao của bạn nhiễm phèn như đất nền nhiễm phèn tiềm tàng hay nuôi tôm mùa mưa sau mỗi trận mưa axit từ bờ ao rửa trôi, xả xuống làm pH giảm. 

- Không thường xuyên xử lý sạch sẽ ao nuôi, thức ăn dư thừa hoặc chất thải sinh sản ra nhiều khí NO3 bởi các vi khuẩn khử N có sẵn trong nước. Ngoài ra, việc xuất hiện nhiều ốc, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh, chúng ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat cũng làm cho độ pH trong ao nuôi giảm. 

Cách nâng pH trong ao nuôi tôm

Vậy cách nâng pH trong ao nuôi tôm như thế nào cho hiệu quả?

Có rất nhiều cách tăng pH trong nước nuôi tôm được sử dụng hiện nay. 

- Với những ao thuộc vùng phèn, không nên phơi ải quá khô. Ngoài bón vôi và phơi ao thì bạn có thể bón thêm phân để làm tăng độ thông thoáng. 

- Trước khi lấy nước vào ao nuôi, bà con nên dùng phân chuồng bón đáy ao với liều lượng khoảng 25-30kg/100m2 đáy ao. 

- Trước khi có mưa lớn, bà con nên rải vôi tôi xung quanh bờ ao với lượng 10-20kg/ m2 để tránh pH giảm thấp đột ngột. 

- Để nâng nhanh pH trong ao nuôi tôm, bà con dùng khoảng 50-100kg Ca(OH)2, bón khi trời mát, chiều tối. Hoà bột với nước rồi té khắp ao. Cũng có thể sử dụng vôi CaCO3 nhưng hiệu quả nâng pH sẽ chậm hơn. 

Bên cạnh đó eminhatban.com khuyến cáo bà con nên sử dụng chế phấm sinh học EMI cho tôm cá để tăng oxy hoà tan, giảm khí độ, ổn định môi trường nuôi và tăng các vi sinh vật có lợi trong nước giúp tôm thẻ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. 

 

Cách nâng pH trong ao nuôi tôm

Có thể nói việc cân bằng độ pH trong nước ao nuôi tôm là việc hết sức quan trọng quyết định đến sự sống còn của tôm cũng như khẳng định đến thành bại của vụ nuôi. Hãy luôn kiểm soát chỉ số này để có những cách điều chỉnh sao cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: 

Hướng dẫn bà con cách hạ pH trong ao nuôi tôm thẻ an toàn và hiệu quả nhất

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo