Tuesday, 23/02/2021

Bệnh loét trên cây có múi

Bệnh loét trên cây có múi 

Bệnh loét trên cây có múi là một những bênh phổ biến nhất trên cam, chanh, bưởi. Bệnh phân bố khắp thế giới ngoại trừ châu Âu.

Triệu chứng:

Bệnh phá hại ở tất cả các bộ phân cây trên mặt đất như thân, cành, gai, lá, quả, triệu chứng bệnh thay đổi tùy theo cơ quan bị hại.

Trên lá, xuất hiện những đốm tròn, nhỏ, màu xanh nhạt, hơi lồi. Về sau, vết bệnh trở nên có màu trắng xám nhạt, hóa ghỗ gồ ghề, tâm hơi lõm xuống và xung quanh có quầng vàng. Kích thước đốm thay đổi tùy giống ( 1-9 mm). Các vết loét  có thể nối liền nhau, đặc biệt theo đường đục của sâu vẽ bùa. Lá bệnh không bị biến dạng nhưng dễ rụng.

Trên quả xuất hiện những đốm rắn, sù sì màu nâu hơi lõm xuống, mép ngoài có gờ lồi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Các đốm nối liền nhau thành từng đám có thể sinh ra chảy gôm ( Vết loét không bao giờ ăn sâu vào thịt quả).

Bệnh loét trên cây có múi

Bệnh loét trên quả cam

Trên thân cành vết bệnh sùi lên tương đối rõ ràng. Vết bệnh lớn, nối liền với nhau quanh thân cành non làm cho phần phía trên bị khô héo, dễ gãy.

Nguyên nhân gây bệnh:

Vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. xâm nhiễm vào cây qua lỗ khí, khí khổng và qua vết thương sây sát. Chúng có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 5-35C, nhưng thích hợp ở ngưỡng nhiệt độ từ 20-30 C, ở nhiệt độ 52C trong vòng 10 phút vi khuẩn bị chết. Chúng có khả năng chịu hạn, chịu lạnh cao.

Bệnh lan truyền chủ yếu nhờ mưa, gió hoặc côn trùng. Tồn tại nhiều năm trong lá, thân, cành và phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm cao, mưa nhiều.

Trong các cây có múi thì bưởi nhiễm bệnh loét nặng nhất rồi đến cam, chanh, các giống quýt có tính chống bệnh cao hơn. Tuổi cây càng non càng dễ nhiễm bệnh, nhất là vườn ươm ghép cây, cây có nhiều cành vượt phát triển thì nhiễm bệnh càng nặng.

Cách phòng trừ bệnh loét trên cây có múi

Thu dọn tàn dư lá bệnh trong vườn ươm và vườn quả nhằm làm giảm tỷ lệ bệnh phát sinh. Thường xuyên tỉa lá, cành bị bệnh đem tiêu hủy, dùng gốc ghép và mắt ghép không bị bệnh.

Chọn lọc và sử dụng các giống không bị bệnh, có khả năng chống chịu với bệnh để trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng.

Bón phân vào thời kỳ thích hợp, bón cân đối để cây phát triển bình thường, cắt tỉa cành bệnh, khống chế cành vượt, cành vống…

Sử dụng chế phẩm sinh học Emina-P kết hợp với chế phẩm trừ sâu BT phun nhằm phòng trừ bệnh loét và rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa. Liều dùng phun phòng 250 ml với 18 lít nước phun định kỳ 10-15 ngày/lần.

Đối với trường hợp cây bị bệnh, bà con phun theo tỷ lệ 500ml chế phẩm Emina-P + 250ml chế phẩm trừ sâu BT + 18 lít nước, phun định kỳ cho cây từ 3-5 ngày/lần.

Chế phẩm sinh học ngăn ngừa bệnh loét cây có múi

Chế phẩm sinh học EMINA-P dành cho cây có múi

 

Có thể bà con quan tâm:

Bệnh greening (vàng lá gân xanh trên cây có múi)

Cách phòng trừ nhện trắng, nhện đỏ trên cây bưởi

 

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo