Phong lan rừng có gì đặc biệt? 

Lan rừng hay phong lan là loại hoa được tôn làm "nữ hoàng" của các loại lan bởi vẻ đẹp thanh khiết và quý phái, cao sang hơn hẳn các loài lan khác. Vì thường mọc ở tự nhiên trên vách đá cao nên việc tìm kiếm và hái loài hoa này không dễ dàng, cũng bởi vì thế mà giá thành loài lan này khá cao. 

Phong lan rừng phân bố ở nhiều nơi, sống khoẻ ở nhiều môi trường khí hậu khác nhau, ngoại trừ sa mạc và sông băng.  

Vì thường mọc trên rừng nên bộ rễ của chúng rất phát triển, thường ở dạng búi nhỏ với vòi hút ngắn để hút dinh dưỡng từ xác thực vật xung quanh  để nuôi dưỡng cây và hoa phát triển. Lá của phong lan rừng có đặc điểm là khá mượt và mềm mại, màu sắc hoa đa dạng và vô cùng bắt mắt. 

Với người mới trồng, các bạn có thể tham khảo một số giống lan rừng như: phi điệp tím, lan vũ nữ, lan hồ điệp, lan dendro,...những giống nàu có sức sống khoẻ, màu hoa đẹp, dễ chăm sóc. 

Lan rừng hay phong lan là loại hoa được tôn làm "nữ hoàng" của các loại lan

Lan rừng hay phong lan là loại hoa được tôn làm "nữ hoàng" của các loại lan

Những điều cần lưu ý khi "thuần hoá" lan rừng

1. Xử lý cây giống 

Khi cấy mới mang về, cần quan sát bộ rễ, nếu trong bụi lan có cây con và đang có rễ non, nếu rễ còn tốt không bị bầm dập thì cố gắng giữ lại. Còn không, bạn nên cắt sát gốc, chỉ chừa lại 1 phần rễ ngắn khoảng 1cm. 

Theo kinh nghiệm, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lơi nhất là cho lan bám vào cây tươi. Lúc lấy về cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống), để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc 1 tháng rồi mới chiết nhánh cho trồng vào giỏ/ chậu. 

2.. Chú trọng tới giá thể trồng. 

Lan rừng vốn được lấy từ rừng về, vốn sinh trưởng theo cách sống bám nhờ vào thân cây khác, bởi vậy khi chọn giá thể cho lan cần chọn những loại gần gũi với môi trường thiên nhiên mà lan thường sống, có 2 loại thích hợp nhất là dớn và vỏ thông. Chú ý dù sử dụng giá thể là gì cũng không nên nén chặt. 

3. Môi trường sống

Các giống lan rừng thường được khai thác trực tiếp từ rừng về nên khi đem về nhà chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng xem cây lan được thu hái từ vùng nào để nắm được điều kiện khí hậu, thời tiết độ ẩm, cường độ ánh sáng. 

Thời điểm thích hợp trông lan là từ tháng 3- tháng 4. Vốn sống ở rừng nên về bóng mát và độ ẩm cho lan cần hết sức chú ý. Nên trồng lan ở nơi khô ráo, thoáng gió, ít ánh sáng chói trực tiếp. 

4. Hướng dẫn chuyển lan qua chậu mới 

Sau thời gian chăm sóc 1 tháng, bạn có thể chuyển lan sang các chậu nhỏ để lan có không gian phù hợp cho quá trình phát triển. Khoảng 6 tháng tiếp theo từ chậu nhỏ bạn có thể chuyển lan lần nữa sang chậu lớn hơn. 

Khi chuyển lan, bạn tiến hành nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến cây non. Sau mỗi lần chuyển như vậy, không nên bón phân ngay mà phải chờ 10-12 ngày sau mới tiến hành bón phân. Tuỳ vào độ tuổi, mục rêu bám mà bạn thay chậu mới cho lan cho phù hợp. 

Cách trồng phong lan rừng khi mới mang về

Cách trồng phong lan rừng khi mới mang về 

Kỹ thuật chăm sóc lan rừng ra hoa 

Chế độ tưới nước

Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) cho toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt- 1 khô" trong ngày, đó là vào các thời điểm sáng sớm và chiều mát. Lượng nước tưới vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ. 

Cây sau khi ra hoa, nếu không đáp ứng đủ ẩm sẽ khiến rễ và lá teo nhăn lại rất khó hồi phục. Vào mùa hè cần tưới 2-3 ngày 1 lần, mùa đông thì khoảng 7-10 ngày/ lần. 

Chế độ phân bón 

Sử dụng phân dê tan chậm bón gốc vì lan không chịu được nguồn dinh dưỡng lớn và ồ ạt. Phân dê tan sau mỗi lần tưới nước cung cấp dinh dưỡng đủ cho lan. Không nên sử dụng phân bón NPK, thay vào đó nếu cần bón thúc thì sử dụng nước vo gạo hoặc rắc xỉ than. 

Để bổ sung đa dạng nguồn đạm trong thời kì cây ra hoa, có thể tự ủ đạm cá hoặc đạm đậu nành để bón cho cây rất tốt, nguồn đạm tự nhiên lại giàu dinh dưỡng, an toàn với môi trường.

Phòng trừ sâu bệnh cho lan

Sử dụng kết hợp chế phẩm BT-EMI và chế phẩm sinh học trừ bệnh cho lan EMI.Orchid để phòng trừ các sâu bệnh hại phổ biến trên lan như: nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ, nấm,... định kì 7-10 ngày/ lần để phòng trừ sâu bệnh hại. 

Phòng trừ sâu bệnh hại trên phong lan rừng bằng chế phẩm sinh học EMI

Phòng trừ sâu bệnh hại trên phong lan rừng bằng chế phẩm sinh học EMI

Trên đây là một số thông tin giúp bạn "thuần phục" nữ hoàng lan kiều sa kiều diễm này. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm: 

Hướng dẫn cách chăm sóc phong lan mới trồng từ A-Z

Cách trồng và chăm sóc hoa lan phi điệp ra hoa cực đẹp

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo