Cây ớt là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đây là loại rau ăn quả được tiêu thụ rộng rãi và thường xuyên. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, người nông dân thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh. Trong đó có bệnh sương mai hay mốc sương là một trong những bệnh nguy hiểm trên cây ớt. Bệnh sương mai đã gây hại đến năng suất và chất lượng cây ớt, làm tăng chi phí phòng trừ. 

Triệu chứng bệnh sương mai trên cây ớt

Bệnh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cây như lá, quả. Trong điều kiện ẩm ướt, các vết bệnh trên lá và quả mới được bao phủ bởi một lớp nấm mỏng màu trắng. Bệnh rất dễ lây lan làm cho toàn bộ lá bị khô và cháy. Bệnh làm cho trái bị thâm đen và teo lại, sau đó làm trái bị thối. Bệnh còn làm cho thân, cành bị đen,...

Bệnh sương mai trên cây ớt

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát triển 

Bệnh do nấm Phytophthora sp gây ra

Điều kiện phát triển: 

- Trước khi trồng vườn không dọn sạch tàn dư của vụ trước.

- Vườn trồng ớt hoặc các loại cây như cà chua, khoai tây,... lâu năm thiếu luân canh cây trồng khác hoặc vườn trồng gần các loại cây nói trên cũng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh. 

- Trồng giống nhiễm bệnh, trồng với mật độ dày, bón phân không cân đối và thừa đạm, thiếu vi lượng nên vườn cây rậm rạp. 

- Quản lý nước kém, vườn thường xuyên ẩm ướt. 

- Vụ Đông Xuân, nhiệt độ thường mát mẻ, ẩm độ không khí cao, đem có sương mù là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. 

Biện pháp quản lý để đạt hiệu quả cao

- Vệ sinh, tiêu huỷ tàn dư bệnh trên ruộng, vườn trước khi gieo trồng, nhất là vụ trước, cây có cùng ký chủ như cà chua, khoai tây, cây họ bầu bí, thuốc lá,...

- Sử dụng giống sạch bệnh hoặc kháng bệnh

- Trồng với mật độ thích hợp, tránh trồng dày dễ gây rậm rạp, ẩm thấp trong vườn. 

- Bón phân cân đối, bổ sung các chất trung, vi lượng giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng. 

- Khi trời nhiều mây, ít năng, nhiều sương mù, không khí ẩm cần lưu ý hạn chế tưới nước, xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lý, tránh gây ứ đọng trong vườn. 

- Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học EMINA- P liều lượng 250ml cho 1 bình 18 lít phun đẫm thân lá định kỳ 10 ngày 1 lần. Bên cạnh đó, trong quá trình làm đất, nên bổ sung thêm chế phẩm sinh học đổ gốc EMINA để tiêu diệt nấm bệnh có trong đất. Đất tốt, cây mới khoẻ mạnh!

Biện pháp quản lý bệnh sương mai trên cây ớt bằng chế phẩm sinh học EMI

Có thể bạn quan tâm: 

Các bệnh phổ biến trên cây mướp đắng và cách phòng ngừa

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo