Cấu tạo chung của cây lúa

Lúa được cho là cây trồng phổ biến nhất tại Việt Nam với tổng diện tích trồng lên tới 7,24 triệu ha (theo số liệu năm 2021, Tổng cục thống kê).

Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Châu Á và châu Phi.

  1. Thân: Lúa thuộc cây hàng năm, thân có thể cao tới 1-1.8m, đôi khi cao hơn
  2. Lá: Lá mỏng, hẹp bản (2-2.5cm) và dài 5-100cm
  3. Hoa: Hoa lúa nhỏ thuộc loại tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài khoảng 30-50cm
  4. Hạt: Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5-12mm và dày 2-3mm.

Cấu tạo của cây lúa

Các giai đoạn sinh trưởng chung của cây lúa

Dựa trên tập quán canh tác và đặc điểm nông học, cây lúa được chia ra thành 4 giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

  1. Giai đoạn mạ: được tính từ lúc gieo sạ đến khi xuất hiện 3,2 lá (~20 ngày sau sạ) (Lancashire et al, 1991). Nếu là lúa cấy thì giai đoạn mạ là thời gian cây lúa trong nương mạ hay khay mạ.
  2. Giai đoạn đẻ nhánh (còn được gọi là “Sung chồi”): được tính từ sau khi mạ được 3,2 lá đến khi cây lúa đạt số chồi tối đa.
  3. Giai đoạn đòng - trổ (còn được gọi là “Đều đòng”): được tính từ khi cây lúa phân hóa đòng đến khi lúa trổ.
  4. Giai đoạn chín (còn được gọi là “Đầy hạt”): được tính từ khi lúa trổ đến chín. Trong từng giai đoạn sinh trưởng sẽ có những giải pháp kỹ thuật hợp lý để tối đa hóa tiềm năng năng suất của cây lúa.

Trong từng giai đoạn sinh trưởng sẽ có những giải pháp kỹ thuật hợp lý để tối đa hoá tiềm năng năng suất của cây lúa.

Giai đoạn sinh trưởng chung của cây lúa

Yêu cầu sinh thái

Cũng như mọi cây trồng khác, quá trình sinh trưởng – phát triển của cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh, trước hết là điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện sinh thái nói chung và khí hậu, thời tiết nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh trưởng – phát triển, quá trình hình thành năng suất lúa cũng như việc hình thành các vùng trồng, vụ trồng và phương thức trồng lúa khác nhau. Nắm được mối quan hệ này, chúng ta mới có cơ sở để xây dụng chế độ trồng trọt, bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng lúa và sử dụng hợp lý tài nguyên, duy trì được sự cân bằng sinh thái, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Nhiệt độ

Cây lúa là loại cây ưa nóng. Để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một lượng nhiệt nhất định. Theo tác giả Bugai X.M, Maistrenko AL, cây lúa ôn đới yêu cầu tổng nhiệt độ 2500 ÷ 3000oC. Lúa nhiệt đới yêu cầu 3500 ÷ 45000C, giống dài ngày cần 50000C, các giống ngắn ngày yêu cầu tổng nhiệt độ thấp hơn khoảng từ 2500 ÷ 30000C.

Trong quá trình sinh trưởng, nếu gặp nhiệt độ cao, cây lúa chóng đạt được tổng nhiệt độ cần thiết, sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời giai sinh trưởng. Nếu gặp nhiệt độ thấp thì kết quả ngược lại. Ở nước ta các giống lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với nhiệt độ nên thời gian sinh trưởng của chúng dễ biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo thời vụ. Ở điều kiện nhiệt độ ổn định thì thời gian sinh trưởng của các giống lúa cũng ít thay đổi. Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng khác nhau.

a/ Thời kỳ nảy mầm: Nhiệt độ giới hạn thấp nhất đối với quá trình nảy mầm của lúa là 10 ÷ 120 Nếu nhiệt độ thấp quá thì hạt không nảy mầm ra rễ được. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là 30 ÷ 35oC. Nhiệt độ cao quá 40oC cũng không có lợi cho mầm. Vì vậy trong quá trình ngâm ủ hạt và thời kỳ đầu sau gieo cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp để mầm phát triển tốt.

b/ Thời kỳ mạ: Thời kỳ này cây còn nhỏ, khả năng chống chịu kém. Nhiệt độ thích hợp cho mạ sinh trưởng là 25 ÷ 30o

c/ Thời kỳ đẻ nhánh – làm đòng: Ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đốt, làm đòng. Nhiệt độ thích hợp nhất là 25 ÷ 32o Nhiệt độ dưới 16oC và trên 35 không có lợi đối với sự đẻ nhánh, làm đốt, làm đòng của cây lúa.

d/ Thời kỳ trỗ bông: Thời kỳ này cây lúa rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nhất là nhiệt độ. Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh, nếu gặp nhiệt độ thấp quá (dưới 17oC) hoặc quá cao (trên 40oC) đều không có lợi, hạt phấn mất sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh được làm tỉ lệ lép cao. Thời kỳ làm hạt nếu gặp nhiệt độ thấp, quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm cũng ảnh hưởng đến năng suất.

e/ Thời kỳ ra hoa, làm hạt: Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 28 ÷ 300C. Nhiệt độ dưới 16oC và trên 40oC, hạt phấn bị mất sức náy mầm, hạt lúa bị lép. Chính vì vậy, với nhiệt độ của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng lúa được quanh năm.

Đặc điểm sinh thái của cây lúa

 Nước

Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần nước và ưa nước điển hình. Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể cây lúa, là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây. Ngoài ra nó còn là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa, trong ruộng lúa, nước là yếu tố quan trọng nhất quyết định điều kiện tiểu khí hậu, nhờ có dung lượng nhiệt lớn nên nước có tác dụng điều hòa chế độ nhiệt trong ruộng nước, nước tạo điều kiện cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa một cách thuận lợi. Nước cũng còn có tác dụng làm giảm nồng độ muối, phèn, chất độc và cỏ dại trong ruộng lúa.

a/ Nhu cầu nước của cây lúa

Sự cần nước của cây lúa: Sự cần nước của cây lúa lớn hơn một số cây trồng khác. Theo Smith hệ số thoát hơi nước của lúa là 710 so với lúa mì là 513 và bắp là 368. Theo Goutchin, để tạo được đơn vị thân lá, cây lúa cần 400 ÷ 450 đơn vị nước, để tạo một đơn vị hạt cần 300 ÷ 350 đơn vị nước.

Nhu cầu nước trong suốt đời sống của cây lúa: Yêu cầu lượng nước mưa là 900 ÷ 1100 mm cho một vụ lúa (nếu hoàn toàn dựa vào nước trời). Trước đây, khi chưa có các công trình thủy lợi thì hàng năm chỉ gieo cấy được lúa vào mùa mưa. Lượng mưa hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là 1980 mm, hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho lúa. Tuy nhiên trong thực tế cũng có những năm lượng mưa phân bố không đều, dễ gây ra tình trạng hạn hán hoặc ngược lại gây ngập lụt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa.

  1. Thời kỳ mạ: Từ sau gieo đến khi mạ ngồi (mũi chông) thường giữ cho ruộng đủ ẩm, mạ chóng lên và mọc nhanh, trong điều kiện đó, rễ lúa được cung cấp ôxy thuận lợi nên phát triển tốt và quá trình phân giải của nội nhũ cũng thuận lợi.
  2. Thời kỳ mạ 3 ÷ 4 lá đến khi nhổ cấy (khoảng 6 ÷ 7 lá): có thể giữ ẩm hoặc giữ lớp nước 1 ÷ 2 cm.
  3. Thời kỳ ruộng cấy: Sau cấy đến thời kỳ bén rễ, đẻ nhánh hữu hiệu, làm đòng, trỗ bông và chín, cây lúa rất cần nước. Nếu ruộng bị khô hạn các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Để lúa sinh trưởng thuận lợi, đạt năng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ.

Ánh sáng

          Sau nhiệt độ và nước, ánh sáng là yếu tố thứ ba có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và năng suất lúa. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, nên nó là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất. Chu kỳ chiếu sáng lại có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa ở một số giống, nhất là giống lúa địa phương trung ngày hay dài ngày. Đó là những giống có phản ứng quan chu kỳ (giống cảm quang)

a/ Cường độ ánh sáng

         Trong bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất chỉ có phần ánh sáng nhìn thấy được (có bước sóng từ 380 ÷ 720nm, 1nm = 10-7cm) mới có tác dụng đối với quang hợp của cây trồng. Lượng bức xạ đó gọi là bức xạ quang hợp, chúng chiếm khoảng 50% lượng bức xạ tổng số. Phần ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn giới hạn trên là tia tử ngoại. Tia tử ngoại chiếm khoảng 1% có tác dụng ức chế sinh trưởng, xúc tiến hình thành xantophin và quyết định tính cảm quang. Tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn 290nm có hại đối với cây trồng. Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn 720nm chiếm khoảng 50% có tác dụng chủ yếu sinh nhiệt, xúc tiến kéo dài sinh trưởng của cây trồng.

Đặc điểm sinh thái của cây lúa

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp của cây lúa, thể hiện chủ yếu bằng năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu trên đơn vị diện tích đất. Đó là lượng bức xạ mặt trời gồm có ánh sáng trực xạ (ánh sáng chiếu trực tiếp), ánh sáng phản xạ (ánh sáng phản chiếu), ánh sáng tán xạ (ánh sáng khuyếch tán) và ánh sáng thấu qua, đều có tác dụng nhất định đối với quang hợp của quần thể ruộng lúa.

Cường độ ánh sáng thay đổi tuỳ theo vĩ độ địa lý, theo ngày tháng trong năm và theo thời gian trong ngày. Trong những ngày nắng bình thường, hoặc vào lúc 8 ÷ 9 giờ sáng và 15 ÷ 16 giờ chiều của ngày trời nắng gắt, cường độ ánh sáng trung bình từ 250 ÷ 300 calo/cm2/ngày là thuận lợi cho hoạt động quang hợp của cây lúa. Cường độ ánh sáng mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn sinh trưởng và năng suất lúa, đặc biệt là 45 ngày trước khi thu hoạch có liên quan chặt chẽ với năng suất lúa.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, lượng bức xạ hàng năm rất dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cây lúa quanh năm. Số giờ nắng trong năm lên tới 2000 ÷ 2400 giờ. Các tháng mùa khô, số giờ nắng vượt quá 200 giờ mỗi tháng. Những tháng mùa mưa, lượng bức xạ thấp hơn mùa khô, chỉ từ 5 ÷ 6 giờ nắng/ngày. Do đó, nếu đảm bảo được các yếu tố khác, nhất là nước tưới thì trồng lúa trong mùa nắng (vụ Đông – Xuân) sẽ có tiềm năng cho năng suất cao hơn những vụ lúa trồng vào mùa mưa là vụ Hè – Thu và Thu Đông.

Trong sản xuất lúa, các điều kiện canh tác, chế độ nước, dinh dưỡng, gieo cấy với mật độ hợp lý, sử dụng các giống lúa thấp cây có dạng lá đứng, … là những biện pháp hữu hiệu giúp quần thể ruộng lúa lợi dụng ánh sáng tốt, quang hợp thuận lợi để đạt năng suất cao.

b/ Thời gian chiếu sáng (độ dài ngày)

Thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (quang chu kỳ), có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp, cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Đó cũng là phản ứng với quang chu kỳ của cây lúa.

Có thể chia các cây hàng năm ra 3 loại theo đặc tính phản ứng với quang chu kỳ khác nhau:

  1. Loại phản ứng với ánh sáng dài ngày, yêu cầu thời gian chiếu sáng trên 13 giờ/ngày.
  2. Loại phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, yêu cầu thời gian chiếu sáng dưới 12 giờ/ngày
  3. Loại phản ứng trung tính với ánh sáng có thể ra hoa trong điều kiện ngày ngắn hay ngày dài.

      Nói chung, cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng ngắn 9 ÷ 10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng và trỗ bông. Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng trồng.

Các giống lúa trồng ở vùng ôn đới thường là những giống chín sớm, chịu được nhiệt độ thấp và ít mẫn cảm với độ dài ngày. Các giống nhiệt đới dài ngày mẫn cảm hơn với nhiệt độ. Tuy nhiên những giống dài ngày lại có phản ứng khá chặt với quang chu kỳ. Thí nghiệm ở Nhật cho thấy, xử lý ánh sáng liên tục (24 giờ/ngày) có những giống chỉ sinh trưởng thân lá, 12 năm vẫn không ra hoa. Ở ta, các giống lúa mùa địa phương chuyển sang cấy vào vụ Xuân cũng không ra hoa, chúng chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn của vụ mùa.

Ngược lại các giống lúa có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳ nên có thể gieo cấy vào mọi thời vụ trong năm. Thời gian sinh trưởng của chúng chỉ phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ. Hầu hết các giống lúa cải tiến có thời gian sinh trưởng dưới 130 ngày được trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Ngoài thời chiếu sáng, cường độ ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến quá trình phân hóa đòng. Ánh sáng yếu dưới 100 lux, làm chậm quá trình làm đòng.

Với điều kiện ánh sáng ở Đồng bằng sông Cửu Long, nếu trồng các giống lúa cải tiến, ngắn ngày, chúng ta có thể trồng lúa được quanh năm, nhưng cần phải lưu ý đến các biện pháp như kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thì mới có năng suất cao. (Theo Giáo trình Cây lương thực)

Có thể bạn quan tâm: 

Sâu hại chủ yếu trên lúa và phòng trừ bằng biện pháp sinh học

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

 

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo