1. Rầy nâu

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm độ cao, mưa nắng đan xen kẽ/ Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ lớn và gây hại nặng vào giai đoạn lúa vừa trỗ xong, giai đoạn ngậm sữa và bắt đầu chín. 

Ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và xuối tháng 9, đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ- ngậm sữa. Rầy nâu còn là vecto truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

Biện pháp phòng trừ: 

- Sử dụng các giống kháng rầy nâu. 

- Gieo cấy mật độ thích hợp, bón phân cân đối, thả vịt vào đồng ruộng để tiêu diệt rầy (khi mật độ rầy cám từ 18-27 con/ khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy). 

- Sử dụng chế phẩm sinh học BT-EMI định kỳ 10-15 ngày/ lần để phòng rầy nâu còn trừ thì tăng liều lượng với định kỳ 5-7 ngày/ lần. 

Hình ảnh rầy nâu hại lúa

2. Sâu đục thân hai chấm

Sâu đục thân 2 chấm thường xuất hiện tại 2 thời điểm: 

- Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục thân đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho dành lúa bị héo. 

- Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục thân đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng. 

Biện pháp phòng trừ: 

- Vệ sinh đồng ruộng: cày, lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch. 

- Bón phân cân đối, hợp lý. 

- Biện pháp thủ công: Dùng bẫy đèn bắt con trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu huỷ. 

- Phun BT-EMI định kỳ 15-20 ngày để phòng sâu đục thân. 

Hình ảnh sâu đục thân hại lúa

3. Sâu cuốn lá nhỏ

Sâu cuốn lá nhỏ là loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng hơn. 

Biện pháp phòng trừ 

- Vệ sinh đồng ruộng, kiểm soát cỏ dại (cỏ dại là nơi cư trú qua đông của sâu). 

- Gieo cấy mật độ thích hợp, chăm sóc bón phân hợp lý. 

- Bẫy đèn bướm và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9-12 con/ m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 6-9 con/m2 (giai đoạn lúa làm đòng) cần phun thuốc. Phun BT-EMI định kỳ 15-20 ngày/ lần phòng trừ bệnh. 

Hình ảnh sâu cuốn lá trên lúa

4. Bọ trĩ

Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa còn xanh và đang đẻ nhánh. 

Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn. 

Biện pháp phòng trừ bọ trĩ. 

- Vệ sinh đồng ruộng, kiểm soát cỏ dại, nhất là cỏ môi là ký chủ chính của bọ trĩ. 

- Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô. 

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phun chế phẩm vi sinh BT-EMI định kỳ 15-20 ngày/ lần để phòng sâu hại.   

Hình ảnh bọ trĩ hại lúa

5. Rầy phấn trắng

Rầy phấn trắng gây hại bằng chích hút nhựa lá, làm lá vàng vọt, mặt lá sần sùi (khảm), lá xoắn hay vẹo, cổ lá co rút. Nếu gây hại giai đoạn lúa trỗ, lá cờ bị nghẽn, xoắn khiến gié trổ không thoát, nếu trỗ thoát, hạt cũng bị lép. 

Triệu chứng này giống như bệnh lùn xoắn lá do virus, nhưng chưa phát hiện thấy có virus trong lá xoắn. Rầy gây hại chủ yếu giai đoạn từ đẻ nhánh, lúc đầu chỉ là một đám nhỏ vàng, sau lan rộng ra theo sự phát triển của quần thể, nếu không phòng trị và gặp điều kiện thuận lợi (nắng nóng), sẽ tích luỹ mật số và gây hại nặng giai đoạn đòng- trỗ. 

Do giai đoạn trỗ, nhuỵ lúa có màu trắng nên dễ nhầm lẫn với rầy phấn trắng, mặt khác triệu chứng vàng lá lúa giai đoạn này cũng dễ lẫn với bệnh vàng lá chín sớm hay cháy bìa lá, chuẩn đoán sai sẽ khiến thiệt hại nặng hơn. Sử dụng cách khua động tán lá xem rầy phấn có bay lên không hoặc quan sát mạng nhện xem rầy phấn có dính vào mạng nhện trên ruộng không. 

Biên pháp phòng ngừa: 

- Thường xuyên thăm đồng, ruộng bị rầy gây hại từ vụ trước

- Chú ý bón đạm đủ lượng và đúng giai đoạn. 

- Trồng hoa trên bờ để thu hút thiên địch

- Phòng sâu hại bằng chế phẩm sinh học BT-EMI định kỳ 10-15 ngày/ lần. Nên phun vào sáng sớm do rầy còn ướt cánh, bay chậm. 

Hình ảnh rầy phấn trắng hại lúa

Có thể bạn quan tâm: 

9 bệnh hại phổ biến trên lúa và cách phòng ngừa bằng biện pháp sinh học

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo