Sầu riêng là dòng cây lâu năm và phải mất ba năm sau mới có trái. Do đó quá trình chăm sóc sầu riêng mới trồng là rất quan trọng, giúp tạo tiền đề cho sự phát triển và ra trái sau này. Trước khi trồng sầu riêng nhà nông cần tìm hiểu quy trình kỹ thuật để canh tác được hiệu quả. Sau bài viết cách trồng sầu riêng con, hôm nay EMI sẽ giới thiệu cho bạn đọc kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng mới trồng.

Trồng cây chắn gió, cây che phủ đất

Sầu riêng là cây cao to nhưng gỗ dòn dễ gãy, do đó nên chọn cây có độ cao hợp lý, khó đổ ngã và chắc gỗ để trồng xung quanh vườn làm cây chắn gió.

Bên cạnh đó, vì sầu riêng được trồng với khoảng cách rất thưa, trong những năm đầu mặt đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa nắng, nên cần phải trồng cây ngắn ngày để che phủ đất và lấy ngăn nuôi dài. Có thể trồng các loại cây họ đậu, cây rau màu để vừa che phủ mặt đất vừa tạo vùng tiểu khí hậu cho cây sầu riêng và cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất.

Lưu ý là bạn không nên trồng các cây như: đu đủ, ca cao trên vườn sầu riêng vì các cây này cũng là ký chủ của nấm Phytopthora palmivora, đây là loại nấm gây bệnh thối gốc chảy nhựa, cháy lá, thối bông, thối trái sầu riêng….

Che phủ đất để chăm sóc sầu riêng con mới trồng

Che phủ đất để chăm sóc sầu riêng con mới trồng

Tưới nước và tủ gốc cho cây sầu riêng mới trồng

Giai đoạn cây con bạn vẫn phải tưới nước thường xuyên cho cây để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khoẻ mạnh nhanh cho trái

 Ngoài việc chủ động nguồn nước tưới cho vườn sầu riêng thì việc tủ gốc giữ ẩm cũng rất quan trọng. Có thể sử dụng rơm, cỏ khô, bèo khô, bình lục khô để tủ quanh gốc. Tủ gốc giữ ẩm vừa là biện pháp hữu hiệu để trừ cỏ gốc, sau một thời gian vật liệu tủ gốc sẽ bị phân huỷ tạo ra lớp thảm mục giúp cải tạo đất. Cũng có thể kết hợp tiến hành tủ gốc cho sầu riêng ngay sau khi bón phân hữu cơ để tránh được sự phân huỷ nhanh hàm lượng mùn trong phân hữu cơ dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Bón phân cho cây sầu riêng mới trồng

Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái bạn có thể bón theo tỷ lệ sau:

Bón từ 10-20kg phân hữu cơ/gốc kết hợp với phân vô cơ N:P:K = 18-11-5-3 hoặc N:P:K = 15-15-6-4 với liều lượng như sau:

Cây 1 năm tuổi: Bón từ 0.3-0.5kg/cây và bón 4-5 lần/năm

Cây 2 năm tuổi: Bón từ 0.6-1 kg/cây và khoảng 4-5 lần/năm

Cây 3 năm tuổi: Bón từ 1-2 kg/cây và khoảng 4-5 lần/năm

Một bí quyết dành cho bạn là hãy tưới chế phẩm sinh học EMINA sau khi trồng để giúp bộ rễ cây phát triển, rễ nhanh mọc và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra EMINA còn có tác dụng ngăn chặn nấm gây thối rễ. bạn pha 2 lít chế phẩm EMINA với 200 lít nước tưới gốc.

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sầu riêng con

Chủ động phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây sẽ giúp sầu riêng phát triển khoẻ mạnh, giảm chi phí canh tác khi bệnh nặng. Bạn có thể phun phòng theo tỷ lệ sau:

Hoà 2 lít chế phẩm EMINA-P + 2 lít chế phẩm trừ sâu BT với 200 lít nước rồi dùng máy áp lực phun ướt thân cây và 2 mặt lá. Chu kỳ sử dụng 15 ngày/lần trong 3 tháng đầu tiền và các tháng tiếp theo 20 ngày/lần.

Chế phẩm sinh học EMINA và EMINA-P phòng trừ bệnh hại cho cây sầu riêng con

Hy vọng, với bài viết trên bạn đã năm được kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng mới trồng, để tìm hiểu kỹ quy trình trồng sầu riêng bạn có thể tham khảo qua link dưới đây:

Kỹ thuật trồng sầu riêng theo phương pháp EMI Nhật Bản

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo