Sầu riêng đang là một trong những dòng cây thế mạnh của Việt Nam, với diện tích mở rộng không ngừng tăng. Vì là cây tốn chi phí đầu tư nhiều nên trong quá trình chăm sóc bà con nên lưu ý làm đúng kỹ thuật từ bước ban đầu. Để giúp bà con canh tác sầu riêng hiệu quả, EMI Nhật Bản xin giới thiệu kỹ thuật canh tác và chăm sóc sầu riêng do chính EMI thực hiện.

Cách trồng cây sầu riêng con

Sau khi chuẩn bị hố trồng 7-10 ngày tiến hành đặt cây con vào hố trồng. Nếu trồng bằng cây ghép mắt nên xoay mắt ghép về hướng gió chính trong năm. Sau trồng nên lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cây giữ chặt không để gió làm lung lay, sau đó che bóng cho cây và tưới nước. Sau khi trồng cần che bớt ánh sáng mặt trời trực tiếp cho cây, Tuy nhiên, không nên che quá 50% ánh sáng mặt trời.

Trồng cây xen che phủ đất 

Do sầu riêng là cây lâu năm nên được trồng với khoảng cách rất thưa, do đó trong những năm đầu mặt đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa nắng, cần phải trồng cây ngắn ngày để che phủ đất và lấy ngắn nuôi dài, có thể trồng các loại cây họ đậu, cây rau màu để vừa che phủ mặt đất vừa tạo vùng tiểu khí hậu cho cây sầu riêng và cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất.

Nhưng không nên tròng các cây như: đu đủ, ca cao trên vườn sầu riêng vì các cây này cũng là ký chủ của nấm phytophora palmivora, đây là loại nấm gây bệnh thối gốc chảy nhựa, cháy lá, thối bông, thối trái sầu riêng,...

Cỏ che phủ đất cho sầu riêng con

Cỏ che phủ đất quanh cây sầu riêng con

Cách tỉa cành tạo tán sầu riêng

Phải tiến hành tỉa cành và tạo tán cho cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản nhằm giúp cây có bộ tán tròn đều, thông thoáng và hạn chế sâu bệnh. Đồng thời, sau mỗi vụ thu hoạch xong cần phải tỉa cành cho cây sầu riêng.

Các cành cần tỉa bỏ:

  • Cành mọc đứng, cành bên trong tán.
  • Cành ốm yếu
  • Cành bị sâu bệnh
  • Cành mọc quá gần mặt đất

Giữ lại các cành:

  • Cành mọc ngang
  • Cành khoẻ mạnh
  • Cành ở độ cao hợp lý (cao từ 70cm so với mặt đất)

Tóm lại: Cần tiến hành cắt tỉa cành sớm để khỏi lãng phí dinh dưỡng, cây có tán cân đối và khi cây lớn cành mang trái cách mặt đất ít nhất 70cm. Khi cây lớn phải tỉa bỏ tất cả các cành bên trong  tán, đảm bảo tán cây thông thoáng, hạn chế sự gây hại của sâu bệnh. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tỉa ngắn lại cành bên ngoài tán cây giúp vườn thông thoáng và cây nhận nhiều ánh sáng và khoẻ mạnh, trái có chất lượng cao.

Bên cạnh đó, để giảm chiều cao cây có thể tiến hành cắt ngọn sầu riêng nhằm giúp dễ dàng trong việc chăm sóc và hạn chế thiệt hại do gió, bão...

Tham khảo chi tiết tại: Hướng dẫn cách tỉa cành tạo tán sầu riêng từ A đến Z

Tỉa bớt hoa và trái trên cây

Sầu riêng là loại cây cho nhiều hoa, số lượng hoa cao gấp nhiều lần số lượng trái cần có trên cây, do đó phải tỉa bớt hoa, chỉ giữ lại từng khóm hoa xa nhau trên cành. Khi đậu trái cần tỉa bỏ những trái: mọc dày đặc, trái méo mó, trái bị hại do sâu bệnh... Số trái giữ lại trên cây tuỳ thuộc vào sức khoẻ của cây, đối với cây có đường kính tán từ 8-10m, mạnh khoẻ chỉ giữ lại khoảng 100-150 trái/cây, có như vậy cây mới đầy đủ dinh dưỡng nuôi trái phát triển tốt và đạt chất lượng cao.

Tưới nước và tủ gốc cho sầu riêng

Tưới nước cho cây sầu riêng là điều rất cần thiết, bởi vì nước là môi trường bắt buộc phải có để các phản ứng sinh hoá xảy ra.

- Giai đoạn cây con: Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây mạnh khoẻ nhanh cho trái.

- Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Cần tưới nước cách ngày để cho hạt phấn khoẻ mạnh tăng khả năng đậu trái.

- Giai đoạn trái chín: Nhu cầu độ ẩm của cây giảm, nên cần giảm lượng nước tưới. Trong thời kỳ này, không nên tưới quá nhiều nước vì trái sẽ chín muộn.

Có thể bà con quan tâm: Cách khắc phục rụng trái sầu riêng non

Ngoài việc chủ động nguồn nước tưới cho vườn sầu riêng thì việc tủ gốc giữ ẩm cũng rất quan trọng. Có thể sử dụng rơm, cỏ khô, bèo khô, lục bình khô để tủ quanh gốc. Tủ gốc giữ ẩm vừa là biện pháp hữu hiệu để trừ cỏ gốc, sau một thời gian vật liệu tủ gốc sẽ bị phân huỷ tạo ra lớp thảm mục giúp cải tạo đất. Cũng có thể hợp tiến hành tủ gốc cho sầu riêng ngay sau khi bón phân hữu cơ để tránh được sự phân huỷ nhanh hàm lượng mùn trong phân hữu cơ dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Tủ gốc sầu riêng bằng rơm

Tủ gốc sầu riêng bằng rơm

Quá trình bón phân cho sầu riêng

- Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái:

Bón từ 10-20kg phân hữu cơ/gốc kết hợp với phân vô cơ N:P:K = 18-11-5-3 hoặc N:P:K = 15-15-6-4 với liều lượng và số lần bón như sau:

Bảng 1: Liều lượng và số lần bón phân theo tuổi cây:
Tuổi cây Liều lượng (kg/cây/năm) Số lần bón trong năm
1 0.3-0.5 4-5
2 0.6-1.0 4-5
3 1.0-2.0 4-5
4 2.0-3.0 4-5
5 2.5-4.0 4-5
6 4.0-6.0 4-5
7 5.0-8.0 4-5
8 5.0-8.0 4-5
9 6.0-9.0 4-5

- Giai đoạn cây cho trái ổn định

Lần 1: Ngay sau thu hoạch xong cần cắt tỉa cành và bón phân hữu cơ từ 20-30kg/cây, kết hợp với phân vô cơ nhằm giúp cây phục hồi và tạo sinh khối nhanh, khoẻ mạnh trong thời gian ngắn nhất.

Lần 2: Ngay sau khi lá ra cơi đọt 1 thành thục tiến hành bón phân lần 2 nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây để nuôi bộ lá cơi đọt tiếp theo được tốt hơn.

Lần 3: Trước khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao để giúp cây phân hoá mầm hoa tốt, quá trình ra hoa dễ dàng.

Lần 4: Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao để giúp trái phát triển nhanh và đạt chất lượng cao.

Lần 5: Vào khoảng một tháng trước khi thu hoạch cần bón Kali trắng nhằm nâng cao chất lượng trái. Nhìn chung đối với cây có đường kính tán 8-10m đang phát triển bình thường có thể bón 0,5-1,0kg/cây.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng Kali cao để góp phần nâng cao phẩm chất trái. Có thể phun phân bón lá khoảng 5 lần mỗi lần cách nhau một tuần bắt đầu từ tuần thứ 5 sau đậu trái, vào thời gian này tránh phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao kích thích cây ra lá mới gây cạnh tranh với trái đang phát triển, làm giảm phẩm chất trái: Cơm trái bị sượng, nhão...

Lưu ý:

Tuyệt đối không dùng phân có sử dụng nguyên liệu Clo để bón cho sầu riêng, vì chính Clo sẽ làm giảm phẩm chất trái khi lượng Clo trong đất, trong cây đạt đến ngưỡng gây hại.

Phân bón lá là phụ thêm với phân bón gốc để tăng kích thước và phẩm chất trái, không nên chỉ sử dụng phân bón lá như trên để thay thế phân bón gốc.

Cách xử lý ra hoa sầu riêng

Mùa ra hoa tự nhiên của sầu riêng thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện khí hậu của từng nơi.

Khi cây sầu riêng được chăm sóc theo quy trình hướng hữu cơ, các chất điều hoà sinh trưởng của cây không bị ảnh hưởng chúng sẽ tự phân hoá mầm hoa và ra hoa tự nhiên mà không cần sự can thiệp của con người bằng các loại hoá chất.

Trường hợp xử lý ra hoa thường chỉ áp dụng với những vườn mong muốn ra hoa trái vu. Tuy nhiên phương pháp ép buộc này thường khiến cây bị suy kiệt, dễ mắc nhiều bệnh, chất lượng trái bị giảm và nguy cơ giảm nghiêm trọng sản lượng sau 8 năm trồng.

Hoa sầu riêng được chăm sóc theo hướng hữu cơ

Hoa sầu riêng được chăm sóc theo hướng hữu cơ

Phương pháp thụ phấn nhân tạo cho sầu riêng

- Sầu riêng là loài hoa thụ phấn vào ban đêm, các trái bị méo mó là do quá trính thụ phấn không hoàn toàn. Do đó, để làm tăng quá trình thụ phấn cho sầu riêng và khắc phục hiện tượng trái bị méo mó, ta nên tiến hành thụ phấn bằng tay cho cây vào lúc 21-22 giờ. Tuy nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên hoa sầu riêng thường nở sớm hơn nên bà con cần tiến hành thụ phấn sớm hơn so với đồng bằng Sông Cửu Long.

- Thụ phấn bằng tay có thể tiến hành như sau: Thu nhị của giống cần lấy hạt phấn dính vào cọ và dùng cọ này phết thật nhe trên nuốm nhuỵ của giống cần thụ phấn bổ sung để truyền hạt phất đến nuốm nhuỵ, giúp quá trình thụ phấn diễn ra dễ dàng.

Quá trình thu hoạch sầu riêng

Thời gian thu hoạch trái sầu riêng tuỳ theo từng giống, nhưng trung bình khoảng 105-120 ngày từ khi hoa được thụ phấn.

Khi trái Sầu riêng chín có mùi thơm rất đặc trung và tự rụng, nhưng nên thu hoạch trái già từ trên cây là tốt nhất.

Riêng đối với mốt số giống sầu riêng khi chín cơm nhão như giống cơm vàng sữa hạt lép thì nên thu hoạch vào lúc trái già hoàn toàn, như vật khi trái vừa chín ăn sẽ không nhão như để chín tự nhiên.

Để giúp bảo quản trái sầu riêng được lâu hơn, trước khi thu hoạch bà con nên phun chế phẩm sinh học EMINA-P lên trái trước khi cắt khoảng 2-3 ngày để giúp trái tươi lâu, không bị thối và có mùi vị thơm ngon hơn. Ngoài ra phun kết hợp chế phẩm EMINA-P va BT còn giúp phòng trừ sâu bệnh hại cho sầu riêng một cách hiệu quả.

Tham khảo thêm: Sâu hại sầu riêng và cách phòng trừ hiệu quả

Chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh cho sầu riêng

Chế phẩm sinh học EMINA và BT-EMI dành cho sầu riêng

Hy vọng rằng, qua những bước cơ bản trên sẽ giúp bà con chăm sóc sầu riêng một cách hiệu quả. Chúc bà con thành công!!!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo