Sầu riêng bị tấn công bởi rất nhiều loài sâu hại khác nhau từ sâu đục trái, ăn bông, đục thân cành, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái. Có rất nhiều phương pháp kiểm soát sâu hại khác nhau. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc những loại sâu hại sầu riêng cũng như cách ngăn chặn chúng bằng phương pháp sinh học.

Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Sâu đục trái là đối tượng gây hại khá phổ biến trên những vườn trồng sầu riêng. Trứng được đẻ trên trái non, nở ra sâu non đục vỏ trái vào bên trong trái và tiếp tục tấn công thịt trái.

Chúng hoá nhộng ngay trên đường đục hoặc chui ra bên ngoài trái nhả tơ kết kén háo nhộng trên mặt vỏ trái, giữa các gai. Giai đoạn này kéo dài khoản 7-8 ngày.

Do đặc tính trái sầu riêng thường mọc thành chùm nên thường bị sâu tấn cộng gây hại ở phần tiếp giáp giữa hai trái. Trái non bị hại dễ biến dạng và rụng sớm. Vết đục còn tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập gây thối trái.

Cách phòng trừ sâu đục trái

Trong tự nhiên có rất nhiều loài thiên địch của sâu đục trái như bọ xít bắt mồi, nhện ăn thịt, kiến vàng và chim sâu,...Vì vây, bạn cần phải bảo vệ các nhóm thiên địch trong vườn bằng cách giữ cỏ.

Tỉa trái để loại bỏ những trái sâu và giúp hạn chế các trái mọc thành chùm dễ bị sâu tấn công.

Phun chế phẩm sinh học BT ở nồng độ 2% để diệt sâu và trứng.

Sâu đục trái hại sầu riêng

Sâu đục trái sầu riêng

Sâu ăn bông

Bướm đẻ trứng trên chùm bông nở ra sâu non tấn công trên chùm bông. Sâu non ăn phá các phần non của bông làm hư hại hay rụng sớm. Do mật độ sâu cao (mỗi bướm cái có thể đẻ từ 50-60 trứng) nên dễ gây thiệt hại đến năng suất. Bướm có màu vàng nhạt dài 28-32 mm, sâu non có nhiều lông (dạng sâu róm), hoạt động mạnh.

Biện pháp phòng trừ:

- Cần thăm vườn thường xuyên từ 2-3 ngày/lần giai đoạn cây đang ra hoa nhằm phát hiện bướm, tìm diệt ổ trứng và sâu non. Khi sâu mới nở mẫn cảm cao với thuốc nên rất dễ phòng trừ.

-Thường sâu gây hại trên diện rộng nên cần quan sát tất cả các chùm hoa trên các cây. Cần phát huy vai trò của kiến vàng ngăn chặn và hạn chế sâu gây hại.

-Phun chế phẩm sinh học BT định kỳ 15-20 ngày/lần như phòng trừ sâu đục trái.

Vườn nhà anh Hải Nông tại Bình Phước phun vi sinh BT-EMI cho vườn Sầu riêng nhằm trừ sâu cắn lá. Anh phun buổi chiều và chờ đến tối khi quay lại vườn, sâu hại đã bị tiêu diệt.

 BT tiêu diệt sâuBT tiêu diệt sâu

BT tiêu diệt sâu

Hiệu quả rõ rệt trên sâu gây hại Sầu Riêng canh tác hữu cơ. Khi phun BT lên lá, sâu ăn lá làm cho vi khuẩn BT vào trong hệ tiêu hóa của sâu. Chúng làm tê liệt côn trùng dẫn đến chết. 

Sâu đục thân cành (Cerambycid)

Sâu đục thân (Plocaederus ruficoruis) thuộc họ xén tóc (Cerambycidae), bộ cánh cứng (Coleoptera), Con trưởng thành thường có thân màu nâu, kích thước thân dài từ 25-30 mm, trên thân có phủ một lớp lông màu xám, trong giai đoạn trưởng thành thì sâu đục thuân không còn khả năng gây hại đến cây sầu riêng.

Sâu non có thân hình dài từ 30-45 mm, thân có màu trắng sữa. Những con trưởng thành thường đẻ trứng vào những kẽ của thân cây, các vết nứt hoặc nhánh cây nên khi trứng nở, ấu trùng có thể men theo những đường này tấn công vào thân hoặc cành cây và cắn phá. Sau khi trứng nở, ấu trùng sẽ men theo những đường này tấn công vào thân hoặc cành cây và cắn phá và sau khi lớn sẽ chui ra khỏi cây để làm kén.

Sâu non sau khi chui vào trong thân cây sẽ cắn phá tạo thành những đường hầm trong thân cây, sâu non có đường di chuyển không nhất định và chúng cũng không thải phân ra các lỗ đục nên rất khó để có thể phát hiện.

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân sầu riêng

-Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm những cành hay thân cây bị sâu đục thân tấn công.

-Tiến hành cưa bỏ những cành bị sâu đục thân gây hại và tiêu huỷ ra khỏi vườn.

-Xén tóc rất thích ánh đèn nên bà con có thể tiến hành dùng bẫy đèn để bắt những con trưởng thành vào đầu mùa mưa.

-Nếu phát hiện ra những cành bị sâu hại nhiều thì có thể dùng bông nhúng thuốc trừ sâu rồi gắn vào đầu dây kẽm nhét vào lỗ đục. Tiếp đến dùng đất sét hoặc vật liệu nhét bịt lỗ đục để giết sâu non ở trong thân cây.

-Đối với vườn canh tác hữu cơ, pha 1 lít chế phẩm với 100 lít nước phun ướt đều thân và hai mặt lá, định kỳ 1 tháng/lần giúp phòng trừ sâu hại hiệu quả.

Vườn sầu riêng sử dụng chế phẩm sinh học BT

Có thể bạn quan tâm:

Kỹ thuật trồng sầu riêng theo phương pháp EMI Nhật Bản

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.com

0 Bình luận

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi




popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 024 3640 8795
zalo